backup og meta
Chuyên mục
Hỏi bác sĩ
Lưu
Công cụ

7 thay đổi của phụ nữ sau sinh bạn nên biết

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Như Vũ · Ngày cập nhật: 10/05/2019

    7 thay đổi của phụ nữ sau sinh bạn nên biết

    Cuộc sống phụ nữ sau sinh có thể bận rộn hơn kèm theo những thay đổi về vóc dáng và tâm sinh lý. Bên cạnh những trải nghiệm mới mẻ, bạn cũng sẽ có những lợi ích khi làm mẹ như giảm nguy cơ ung thư và tăng cường trí thông minh.

    Khi trải qua sự kiện lớn như sinh con, không chỉ thói quen sinh hoạt hàng ngày mà ngay cả cơ thể người phụ nữ cũng thay đổi rất nhiều. Bạn hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu những thay đổi trong cơ thể phụ nữ sau sinh để có thể đón nhận mọi thứ một cách nhẹ nhàng nhé.

    1. Giọng nói phụ nữ sau sinh trầm hơn

    phụ nữ sau sinh

    Theo kết luận của các nhà khoa học, giọng nói của người phụ nữ sau sinh sẽ trở nên thấp hơn và ngang hơn. Một năm sau khi sinh con, giọng nói của một người phụ nữ mới trở lại với tần số ban đầu.

    Các nhà nghiên cứu cho rằng những thay đổi này là do biến động nội tiết tố sau sinh. Mức hormone giới tính sẽ giảm mạnh ở khoảng thời gian này và điều đó có thể ảnh hưởng đến dây thanh âm. Theo các nhà khoa học, độ cao giọng nói tối đa của phụ nữ sau sinh giảm xuống 44Hz.

    Tuy nhiên, sự thay đổi này cũng có thể được giải thích theo một cách khác. Các chuyên gia tin rằng những người có giọng nói thấp thường được coi là có năng lực và trưởng thành hơn. Đó là lý do tại sao phụ nữ có thể thay đổi âm vực giọng nói trong vô thức để phù hợp với vai trò làm hơn mẹ.

    2. Phụ nữ sau sinh dễ lo lắng hơn

    phụ nữ sau sinh

    Các bà mẹ trẻ thường được khuyên là nên giữ bình tĩnh nhưng điều này thực sự rất khó. Thông thường, phụ nữ sau sinh con dễ lo lắng về những vấn đề khá nhỏ như bé khóc quá nhiều, bé ngủ quá nhiều, bé ngủ không đủ, bé bú thiếu…. Vấn đề tâm lý này rất bình thường vì lượng hormone oxytocin cao sau sinh khiến bạn rất dễ lo lắng cộng với việc hormone khác là progesterone có chức năng giúp bạn thư giãn lại rất ít trong khoảng thời gian này.

    Tuy hormone oxytocin khiến phụ nữ sau sinh lo lắng hơn bình thường nhưng đồng thời cũng giúp bạn có được bản năng làm mẹ cũng như dịu dàng với con mình hơn và đây là điều vô cùng cần thiết để gắn kết hai mẹ con. Hơn nữa, hormone này giúp tử cung co lại về trạng thái bình thường chứ không còn nở ra như trong quá trình sinh.

    3. Nguy cơ ung thư giảm sau sinh

    Cơ chế phòng ngừa một số loại ung thư được khởi động sau khi bạn sinh con. Phụ nữ sinh con ở độ tuổi nhỏ hơn có nguy cơ mắc ung thư buồng trứngnội mạc tử cung thấp hơn và nguy cơ ung thư sẽ giảm dần sau mỗi lần mang thai. Ngoài ra, những ai sinh con trước 25 tuổi và nuôi con bằng sữa mẹ sẽ ít có nguy cơ bị ung thư vú hơn.

    4. Não hoạt động tốt hơn sau sinh

    phụ nữ sau sinh

    Các nhà khoa học phát hiện ra rằng phụ nữ thông minh hơn sau khi sinh con. Bộ não của phụ nữ sau sinh trở nên lớn hơn để đáp ứng nhu cầu của không chỉ của bản thân mẹ mà còn cả nhu cầu của bé. Đây là lý do tại sao các bà mẹ trẻ có thể làm việc tốt hơn những người không có con.

    Phụ nữ sau sinh có thể ra quyết định đúng đắn hơn, kiên cường về mặt cảm xúc, giải quyết vấn đề hiệu quả hơn…

    Sinh con không chỉ là sự kiện lớn trong cuộc đời phụ nữ mà còn là một giai đoạn phát triển về mặt tinh thần quan trọng. Thậm chí, giai đoạn này quan trọng ngang với giai đoạn dậy thì đấy!

    5. Cơ thể sẵn sàng cho một thai kỳ mới

    phụ nữ sau sinh

    Hệ thống miễn dịch của phụ nữ giảm mạnh trong thời kỳ mang thai để ngăn tình trạng cơ thể từ chối các tế bào thai nhi và gây sẩy thai. Các tế bào T sẽ chịu trách nhiệm đảm bảo hệ thống miễn dịch của mẹ không từ chối bào thai. Các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng những tế bào này tồn tại trong cơ thể mẹ trong 4 đến 5 năm sau khi sinh và luôn sẵn sàng để phòng trường hợp bạn tiếp tục mang thai.

    Hệ miễn dịch cũng là lý do tại sao phụ nữ thường thấy rằng việc mang thai bé thứ hai dễ dàng hơn nhiều so với bé thứ nhất. Lý do là vì hệ thống miễn dịch đã sẵn sàng cho lần mang thai này thay vì phải trải qua một quá trình thay đổi khó khăn như trong lần mang thai đầu.

    6. Kết nối vật lý với em bé hình thành

    phụ nữ sau sinh

    Mối liên hệ vật lý giữa em bé với mẹ không dừng lại sau khi sinh. Các nhà khoa học từ Đại học Alberta ở Canada đã phát hiện ra rằng các tế bào của trẻ có thể tồn tại và hoạt động trong cơ thể người phụ nữ. Họ đã phân tích bộ não của những phụ nữ sinh con trai và phát hiện ra tế bào của nam giới trong 63% người tham gia.

    Các nhà nghiên cứu đã đi đến kết luận rằng các tế bào của trẻ có thể đi qua nhau thai để vào cơ thể mẹ và tiếp tục hoạt động ở đây. Điều này rất có lợi vì các tế bào của nam giới trong não của phụ nữ có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer.

    7. Cơ thể phụ nữ sau sinh được hồi phục

    phụ nữ sau khi sinh

    Máu trong bào thai sẽ giúp bắt đầu quá trình tái tạo trong cơ thể mẹ. Bên cạnh đó, tế bào phôi giúp người phụ nữ mang thai chữa lành các vết thương và thậm chí còn có thể ngăn ngừa cũng như chữa lành các bệnh nghiêm trọng.

    Một ví dụ cho việc tế bào thai nhi giúp chữa lành cơ thể mẹ là sinh thiết gan của một phụ nữ mang thai bị viêm gan C có thể cải thiện dù cô ấy đã ngừng điều trị. Các nhà khoa học phát hiện ra rằng các tế bào gan của người phụ nữ này bắt nguồn từ tế bào của thai nhi.

    Thai kỳ còn có thể giúp bạn kéo dài tuổi thọ nếu bạn mang thai khi đã lớn tuổi vì các nhà khoa học phát hiện ra rằng những phụ nữ có con khi đã lớn tuổi thường có tuổi thọ cao hơn.

    Tuy sự kiện vượt cạn là một quá trình khó khăn nhưng cũng mang lại nhiều thay đổi tích cực trong cơ thể phụ nữ sau sinh. Bạn hãy trân trọng giai đoạn tuy mệt mỏi nhưng lại rất ý nghĩa này nhé.

    Như Vũ HELLO BACSI

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

    Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


    Tác giả: Như Vũ · Ngày cập nhật: 10/05/2019

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo