Chất béo chuyển hóa có thể gây tắc nghẽn lòng động mạch bằng cách tăng nồng độ của cholesterol xấu (LDL) và giảm mức cholesterol tốt (HDL) trong máu. Do đó, nếu bạn cắt giảm lượng chất béo này trong chế độ ăn uống, lưu lượng máu sẽ được cải thiện hơn.
Bạn có thể quan tâm: Ăn gì tốt cho tim mạch? Những điều bạn cần nên biết.
Ngủ đủ giấc

Giấc ngủ là một phần thiết yếu để giữ gìn sức khỏe tim mạch ổn định. Nếu không ngủ đủ giấc, nguy cơ mắc bệnh tim mạch sẽ tăng lên, bất kỳ ở độ tuổi nào hay có những thói quen sống lành mạnh khác.
Các nhà nghiên cứu cho rằng ngủ quá ít sẽ gây gián đoạn các quá trình sinh học và ảnh hưởng đến những bệnh nền đang có, liên quan đến cả huyết áp và tình trạng viêm. Vì vậy, bạn nên ngủ đủ 7–8 tiếng mỗi ngày.
Điều gì sẽ xảy ra khi sức khỏe tim mạch không tốt?
Tim là một trong những cơ quan hoạt động bền bỉ nhất, từ lúc sinh ra cho đến khi bạn qua đời. Nếu nó bị suy yếu và ngừng hoạt động, các chức năng khác trong cơ thể cũng không thể tiếp tục. Một số cơ quan dường như ngay lập tức “dừng lại” khi tim ngừng đập.
Chức năng của tim có thể bị suy yếu do nhiều nguyên nhân. Một số nguyên do trực tiếp gây suy tim là:
- Tăng huyết áp
- Cholesterol cao
- Bệnh tim bẩm sinh
- Hút thuốc
- Béo phì
- Đái tháo đường
Khi sức khỏe tim mạch không còn tốt, tùy theo mức độ mà bạn có thể gặp phải những vấn đề khác nhau. Trong đó, bạn có thể gặp phải những vấn đề đe dọa đến tính mạng, như đau thắt ngực hay đột quỵ.
Các bệnh lý tim mạch khác mà bạn có thể gặp phải là:
- Bệnh mạch vành
- Rối loạn nhịp tim
- Các vấn đề van tim
- Bệnh động mạch ngoại biên
- Thấp tim
- Bệnh cơ tim
- Suy tim
Hãy quan tâm đến sức khỏe tim mạch ngay từ ngày hôm nay. Việc quan tâm, chăm sóc đến sức khỏe không bao giờ là quá sớm hay quá muộn.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!