Những dấu hiệu thai yếu hoặc các triệu chứng bất thường trong thai kỳ cũng khiến nhiều mẹ lo lắng và thắc mắc liệu có thể phòng ngừa được hay không? Thông thường, các vấn đề thai yếu, nguy cơ sảy thai, thai lưu sẽ phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của mẹ, tiền sử bệnh, tiền sử mang thai và yếu tố di truyền, do đó, mà không có biện pháp nào giúp mẹ phòng ngừa các vấn đề này một cách tuyệt đối [1].
Dự phòng thuyên tắc huyết tĩnh mạch: Mẹ cần chủ động hỏi bác sĩ!
Như đã đề cập ở trên, tuy không phổ biến nhưng thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch là tình trạng nguy hiểm, có thể đe dọa đến tính mạng. Do đó, mẹ cần chủ động dự phòng trước sinh, khi mang thai và sau sinh. Cụ thể, mẹ cần chủ động tìm hiểu về các triệu chứng của thuyên tắc huyết tĩnh mạch. Nếu cảm thấy sưng đau bất thường, đặc biệt là ở một bên chân thì nên sớm đi khám và thông báo cho bác sĩ [5]. Đồng thời, mẹ nên cung cấp cho bác sĩ những thông tin cần thiết liên quan đến sức khỏe khi đi khám chẳng hạn như gia đình có người bị cục máu đông, bạn từng sảy thai không rõ nguyên nhân, đau ngực không rõ nguyên nhân… Qua đó, bác sĩ sẽ sớm nhận biết các nguy cơ và có thể đề xuất mẹ thực hiện một số xét nghiệm như siêu âm để xác định xem mẹ có huyết khối tĩnh mạch hay không và có biện pháp dự phòng phù hợp [10].
Đối với mẹ bầu hoặc mẹ sau sinh có nguy cơ tạo lập huyết khối, cần đi khám thường xuyên hơn để được bác sĩ theo dõi. Đồng thời, việc thực hiện các biện pháp dự phòng là không thể bỏ qua. Một số giải pháp ngăn được khuyến khích để ngăn ngừa cục máu đông bao gồm [5], [10]:
- Tránh ngồi một chỗ quá lâu, nên cố gắng vận động thường xuyên như đi bộ hoặc các bài tập giúp co duỗi chân
- Uống nhiều nước, mặc quần áo rộng rãi, thoải mái
- Có thể sử dụng thêm vớ hoặc dùng thuốc kháng đông máu theo chỉ định của bác sĩ.
Quan trọng nhất, mẹ cần chủ động hỏi bác sĩ về nguy cơ thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch. Cụ thể, khi đi khám, mẹ có thể đặt một số câu hỏi như:
- Tôi có nguy cơ mắc thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch không?
- Nguy cơ mắc thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch của tôi như thế nào?
- Có biện pháp dự phòng cho tôi khi sinh và sau khi sinh không?
Nhìn chung, mẹ bầu có thể giảm thiểu nguy cơ phát triển các vấn đề gây rủi ro trong thai kỳ bằng cách đi khám thai đúng lịch. Đồng thời, mẹ hãy chủ động trang bị những kiến thức về chăm sóc sức khỏe khi bầu bí. Tìm hiểu thông tin để sớm nhận biết những dấu hiệu thai yếu, các triệu chứng bất thường trong thai kỳ cũng sẽ hữu ích trong việc giúp mẹ bầu phòng ngừa các rủi ro này.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!