4. Lượng đường trong máu và huyết áp khiến mẹ bị ngã khi mang thai

Sự dao động của lượng đường huyết trong máu, huyết áp, hệ thống miễn dịch suy yếu và tình trạng mất cân bằng nội tiết tố có thể làm cho mẹ bầu chóng mặt, gây ra những cú ngã nghiêm trọng.
5. Cân bằng trọng lượng của cơ thể
Khi mang bầu, cơ thể bạn bắt đầu nhanh chóng tăng cân, phần lớn cân nặng tập trung về quanh vùng bụng. Điều này tạo ra sự mất cân bằng trong tư thế và phân bổ trọng lượng của cơ thể. Đây có thể là nguyên nhân dễ vấp ngã nhiều hơn.
Việc bị ngã khi mang thai có ảnh hưởng xấu đến bé cưng trong bụng hay không?
Về cơ bản thì thai nhi được bảo vệ trong một túi ối, tách biệt với bên ngoài bởi một tấm màn che mỏng và khoang bụng. Điều này góp phần giảm thiếu tối đa sự nguy hiểm khi mẹ bầu bị ngã. Việc trượt ngã sẽ không được xem là nguy hiểm trừ khi cú ngã đó có những dấu hiệu cảnh báo nghiêm trọng sau:
- Vấp ngã dẫn đến chảy máu ở bất kỳ phần nào gần vùng bụng hoặc âm đạo
- Những cú ngã gây ra những cơn đau đớn tột cùng
- Có hiện tượng rỉ ối sau khi té ngã
- Chuyển động của thai nhi trong bụng bị giảm sau cú ngã…
Nếu những dấu hiệu này xuất hiện ngay sau khi bị ngã khi mang thai, mẹ bầu nên đến bệnh viện để kiểm tra ngay lập tức.
Kiểm tra những chấn thương ở mẹ bầu khi té ngã

Trong trường hợp bạn gặp phải một cú ngã tương đối nghiêm trọng và có dấu hiệu chấn thương, bác sĩ có thể yêu cầu bạn thực hiện các xét nghiệm sau:
- X-quang để kiểm tra xương có bị gãy hay không
- Siêu âm để theo dõi nhịp tim của con bạn và kiểm tra vị trí của em bé
- Xét nghiệm máu để xác minh sức khỏe của cả mẹ và bé
- Xét nghiệm nước tiểu để đảm bảo sức khỏe thai kỳ ổn định.
Trong một số trường hợp, bạn có thể được yêu cầu nằm viện khoảng 1 ngày để các bác sĩ theo dõi. Nguyên do là có một số triệu chứng cảnh báo tình trạng nguy hiểm không xuất hiện ngay sau khi mẹ bầu bị ngã.
Tác động của việc bị ngã khi mang thai
Dưới đây là một vài yếu tố cần lưu ý khi đánh giá mức độ nghiêm trọng của những cú ngã đối với mẹ bầu và hậu quả có thể xảy ra.
1. Vị trí bị tác động
Nguy cơ sẽ là cao nhất nếu như mẹ bầu ngã với tư thế sấp bụng. Ngã ngửa hoặc ngã khuỵu đầu gối có thể làm bạn bị thương, nhưng nguy cơ với thai nhi sẽ không nghiêm trọng, miễn là cú ngã không quá nặng nề.
2. Tuổi tác của mẹ
Theo hầu hết các bác sĩ, người mang thai sau tuổi 35 có nguy cơ gặp các biến chứng cao hơn do vấp ngã.
3. Bề mặt bị ngã
Nếu mẹ bầu ngã trên bề mặt cứng thì nguy cơ em bé của bạn bị tổn thương tăng lên rất nhiều.
4. Các giai đoạn của thai kỳ
Với tam cá nguyệt đầu tiên thì nguy cơ té ngã ảnh hưởng đến thai nhi là không nhiều. Ở giai đoạn này, bé được bảo vệ bởi lớp nhau thai dày, kết hợp với khung xương chậu của mẹ nâng đỡ nên nguy cơ sẽ thấp hơn.
Rủi ro sẽ tăng hơn một chút vào tam cá nguyệt thứ hai, nếu có những biến chứng như: đau bụng, chảy máu, chóng mặt, co thắt, giảm cử động thai nhi. Trong những tình huống này, mẹ nên đến bệnh viện để có sự can thiệp y tế kịp thời.
Nguy hiểm cho thai nhi sẽ cao nhất vào tam cá nguyệt thứ ba. Lúc này, thai nhi đã phát triển đầy đủ và đã quay đầu nên đầu của con sẽ gần với âm đạo hơn. Việc té ngã lúc này có thể làm tăng nguy cơ tổn thương nghiêm trọng cho con bạn.
Các biện pháp giúp mẹ giảm nguy cơ bị ngã khi mang thai

Dưới đây là một số mẹo giúp bạn tránh tai nạn bị ngã mang thai:
- Khi đi thang bộ hay thang máy, hãy bám vào thanh vịn để hạn chế té ngã
- Hãy yêu cầu giúp đỡ và nên vịn vào người thân hoặc bạn bè lúc di chuyển trên bề mặt trơn trượt hay gồ ghề
- Nghỉ ngơi sau khi vận động và đảm bảo bạn nghỉ ngơi đầy đủ để không bị mệt mỏi
- Ngâm chân nước nóng và muối đá để giúp giảm căng thẳng các cơ bắp và chống lại tình trạng viêm
- Sử dụng băng chống trượt hoặc thảm chống trượt trong phòng tắm và các khu vực khác có bề mặt ướt
- Tránh tuyệt đối mang vác vật nặng
- Chú ý quan sát khi đi bộ
- Hạn chế sử dụng cầu thang bộ càng nhiều càng tốt
- Nhờ chồng hoặc người thân xoa bóp bàn chân để giúp thư giãn cơ bắp
- Hãy theo dõi lượng đường trong máu và huyết áp của bạn. Nghỉ ngơi nếu đường huyết thấp và nên ăn một thứ gì đó để lấy lại sức trước khi đi bộ hay vận động tiếp.
Bị ngã khi mang thai có thể là điều mà không mấy ai hoàn toàn tránh được. Tuy nhiên, việc hiểu được những nguyên nhân và rủi ro có thể khiến mình bị trượt ngã cũng là cách tốt nhất để giúp mẹ bầu giảm thiểu nguy cơ. Nếu không may bị ngã thì tốt nhất hãy đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám nhằm can thiệp kịp thời nếu có vấn đề mẹ nhé!
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!