Nấm da đầu (nấm đầu) là một bệnh nhiễm trùng da đầu do nấm mốc. Bệnh khiến nhiều người khó chịu và mất tự tin. Dấu hiệu nấm da đầu dễ nhận biết nhất là gì? Cách điều trị ra sao? Mời bạn cùng tìm hiểu!
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh
Nấm da đầu (nấm đầu) là một bệnh nhiễm trùng da đầu do nấm mốc. Bệnh khiến nhiều người khó chịu và mất tự tin. Dấu hiệu nấm da đầu dễ nhận biết nhất là gì? Cách điều trị ra sao? Mời bạn cùng tìm hiểu!
Nấm da đầu có thể gây nên rất nhiều tác hại như nhiều gàu, ngứa và rụng tóc. Viêm nấm da đầu là một bệnh nhiễm trùng da đầu do nấm mốc gọi là các chất dermatophytes. Bệnh thường xuất hiện với những mảng màu trắng, đóng vảy trên da đầu và gây ngứa. Nhiễm trùng nghiêm trọng và viêm nặng có thể dẫn đến sẹo hoặc rụng tóc vĩnh viễn.
Viêm nấm da đầu (hay còn gọi là giun gai) là chứng rối loạn da, thường chỉ ảnh hưởng đến trẻ em dưới mười tuổi. Không giống với các loại nấm da khác, nấm da đầu thường rất dễ lây lan.
Các nguyên nhân gây bệnh nấm da đầu thường gặp bao gồm:
– Không giữ vệ sinh sạch sẽ
– Để đầu tóc ẩm ướt (đổ mồ hôi hoặc nằm ngủ ngay sau khi gội đầu)
– Sử dụng chung đồ dùng cá nhân với người bị nấm da đầu
– Do vi khuẩn xâm nhập qua các vết thương hở hoặc khi da bị chấn thương
– Lây vi khuẩn nấm từ động vật, đặc biệt là thú cưng như mèo hoặc chó (ngựa, lợn và bò cũng nằm trong số đó). Khi trên cơ thể con vật mất đi những mảng lông, đó có thể là dấu hiệu của bệnh giun gai, bạn nên cho thú cưng đến gặp bác sĩ thú y để điều trị.
Các triệu chứng của bệnh nấm da đầu bao gồm:
Bệnh được chuẩn đoán chủ yếu dựa vào sự xuất hiện nấm trên da đầu. Bác sĩ sẽ làm sinh thiết tổn thương da và kiểm tra bằng kính hiển vi hoặc nuôi cấy để phát hiện nấm. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể phát hiện được những tổn thương trên da đầu bằng cách soi đèn Wood.
Bạn nên đến khám bác sĩ nếu nhận thấy có các triệu chứng của viêm da đầu vì các biện pháp chăm sóc tại nhà không thể điều trị hoàn toàn nấm da đầu được. Bác sĩ có thể kê đơn thuốc cho bạn uống.
Thuốc uống chống nấm là một trong những cách trị nấm da đầu được bác sĩ hướng dẫn. Các chất được sử dụng tại chỗ như kem không có hiệu quả vì chúng không ngấm vào các chỗ nấm.
Bệnh có thể được điều trị bằng thuốc chống nấm Griseofulvin trong 6–8 tuần. Bệnh nhân nên dùng Griseofulvin với một bữa ăn đầy chất béo để tăng cường sự hấp thụ. Griseofulvin có thể gây buồn nôn hoặc gây đau bụng ở trẻ em.
Terbinafine, Itraconazole và Fluconazole là những loại thuốc có tác dụng diệt nấm phổ biến. Tuy nhiên, thời gian điều trị đối với một số loại thuốc này có thể ngắn hơn, từ 2 đến 4 tuần. Cả Ketoconazole và Fluconazole cũng có thể gây đau bụng cho bé, bạn nên cẩn thận nhé.
Đối với viêm da đầu do Microsporum spp., Griseofulvin đã được chứng minh là tốt hơn hết trong việc điều trị, trong khi Terbinafine lại tốt hơn đối với nhiễm khuẩn Trichophyton spp.
Bạn nên cẩn thận khi sử dụng thuốc uống Ketoconazole vì nó có thể làm tổn thương gan, gây nên các vấn đề về tuyến thượng thận và gây hại khi tương tác với các thuốc khác. Do đó, thuốc uống Ketoconazole không phải là lựa chọn hàng đầu trong việc chữa nấm. Bạn chỉ nên sử dụng viên uống Ketoconazole để điều trị một số bệnh nhiễm nấm nhất định, được gọi là bệnh nấm địa phương, khi không có các liệu pháp kháng nấm thay thế khác. Tuy nhiên, các công thức chuyên biệt của Ketoconazole lại không làm tổn thương gan, gây nên các vấn đề về thận hoặc các tương tác với thuốc khác. Các công thức này bao gồm kem, dầu gội đầu, bọt và gel bôi lên da, khác với viên uống Ketoconazole (Nizoral).
Bài viết trên đây là những thông tin về nhiễm nấm da đầu. Hy vọng bạn đã có được những kiến thức cơ bản về bệnh. Bạn đừng ngần ngại đến khám bác sĩ nếu bạn đang có những dấu hiệu của bệnh nhé. Sức khỏe vẫn là trên hết phải không?
Miễn trừ trách nhiệm
Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Tham vấn y khoa:
Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh
Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!