backup og meta
Chuyên mục
Hỏi bác sĩ
Lưu
Công cụ

Nấm da đầu lan xuống mặt phải làm sao?

Tham vấn y khoa: Thạc sĩ - Bác sĩ CKI Lạc Thị Kim Ngân · Da liễu · Bệnh viện trường Đại học Y Dược Cần Thơ


Tác giả: Trần Thùy Linh · Ngày cập nhật: 14/03/2023

    Nấm da đầu lan xuống mặt phải làm sao?

    Tình trạng nấm da đầu lan xuống mặt khiến bạn lo lắng vì không biết có nghiêm trọng không. Hơn nữa, khi nấm da đầu lan xuống mặt, những mảng viêm đỏ, có vảy bong tróc làm mất đi tính thẩm mỹ, khiến bạn mất tự tin hơn khi giao tiếp. Vậy bị nấm da đầu lan xuống mặt phải làm sao?

    Cùng tìm hiểu cách xử lý nấm da đầu lan xuống mặt qua bài viết sau đây!

    Nấm da đầu có lan xuống mặt không?

    Nấm da đầu là bệnh nhiễm trùng da đầu do nấm candida gây ra. Bệnh nhiễm nấm candida có thể phát triển ở bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể. Có nhiều loại nấm sống trên da, bao gồm cả nấm men như Candida. Điều này hoàn toàn bình thường đối với người khỏe mạnh. Tuy nhiên, khi nấm Candida có cơ hội tụ tập, đào sâu bên dưới bề mặt da sẽ gây nhiễm trùng da và phát bệnh.

    Ngoài ra, chủng nấm dermatophytes còn là nguyên nhân khác gây bệnh, chúng thường phát triển ở tóc, móng tay và bề mặt da. Nấm da đầu lan xuống mặt xảy ra khi tay gãi lên đầu, tiếp xúc trực tiếp với các tế bào bong vảy hoặc vết nứt, sau đó chạm vào vùng da khác như da mặt.

    >>> Tìm hiểu thêm: Chốc đầu (Nấm da đầu)

    Nấm men ở da đầu có thể sinh trưởng và phát triển mạnh trong môi trường ấm áp và ẩm ướt. Điều này có thể khiến nấm da đầu lan xuống mặt. Nấm lan rộng nhanh khi có điều kiện thuận lợi như:

    • Khí hậu nóng ẩm
    • Vết cắt nhỏ trên da đầu giúp vi nấm phát triển
    • Tình trạng da như hăm kẽ (intertrigo) và bệnh vẩy nến
    • Viêm nang tóc: Khi các nang tóc bị tắc nghẽn bởi keratin (một loại protein trong tóc), chúng sẽ bị vỡ ra và gây viêm nhiễm
    • Da đầu đổ mồ hôi quá nhiều

    Triệu chứng nấm da đầu lan xuống mặt:

    • Vảy trắng, dễ bong
    • Rụng tóc
    • Các mảng nhờn dày có màu trắng hoặc vàng
    • Mụn có mủ trắng và đỏ

    Nấm da đầu gây phát ban và ngứa trên da đầu, nếu người bệnh tiếp tục gãi, vô tình làm nấm da đầu càng trầm trọng hơn và lây lan cả vùng da lân cận như trán, hai bên tai, dưới gáy… Vì vậy nấm da đầu có thể lan xuống mặt nếu những dấu hiệu ban đầu của nấm da đầu không được phát hiện và điều trị sớm, khiến vi nấm ngày phát triển và lây lan.

    Triệu chứng nấm da đầu lan xuống mặt

    Làm gì khi nấm da đầu lan xuống mặt?

    Thuốc điều trị nấm da đầu

    Để điều trị nấm da đầu lan xuống mặt, trước hết bạn cần loại bỏ được hoàn toàn các vi nấm thì mới chữa khỏi bệnh.

    Bệnh nấm da đầu cần được điều trị bằng thuốc kháng nấm theo đơn của bác sĩ, sử dụng trong 1 đến 3 tháng. Một số thành phần có trong thuốc điều trị nấm da đầu như:

    • Griseofulvin
    • Terbinafine
    • Itraconazole
    • Fluconazole

    >>> Đọc thêm thông tin về thuốc thành phần thuốc terbinafine

    Điều trị bằng phương pháp dân gian

    1. Trầu không

    Trầu không được nghiên cứu có tác dụng diệt nấm và ngăn chặn sự phát triển của vi nấm, trong đó có nấm Candida, nhờ thành phần tinh dầu trong lá trầu không. Vì vậy, bạn có thể sử dụng lá trầu không để giúp giảm ngứa và ngăn chặn nấm đầu lan xuống mặt.

    Chữa nấm da đầu lan xuống mặt bằng trầu không qua các bước:

    • Bước 1: Rửa sạch 15-20 lá trầu không và ngâm nước muối từ 10 – 15 phút
    • Bước 2: Sau khi để ráo, bạn cho thêm vài hạt muối xay nhuyễn
    • Bước 3: Lấy nước cốt của lá trầu không
    • Bước 4: Gội đầu sạch sẽ bằng loại dầu gội dành cho nấm da đầu
    • Bước 5:  Thoa nước cốt lá trầu trực tiếp lên da đầu và ủ trong khoảng 30 phút rồi rửa lại bằng nước sạch.

    Áp dụng mỗi ngày 1 lần và phần còn lại bảo quản trong tủ lạnh. Tuy nhiên, bạn không nên gội trong thời gian quá lâu và không để nước trầu không rơi xuống da mặt để tránh kích ứng da nhé.

    nấm da đầu lan xuống mặt

    >>> Đọc thêm: 3+ cách trị nấm da đầu tại nhà nhanh khỏi

    2. Cây ngũ sắc

    Theo nghiên cứu, cây ngũ sắc được sử dụng trong y học thảo dược để điều trị ngứa da, giúp khử trùng vết thương, thúc đẩy nhanh quá trình chữa lành vết thương. Bạn có thể dùng cây ngũ sắc để ngăn ngừa nấm da đầu lan xuống mặt, giúp loại bỏ nấm, hỗ trợ bệnh nhanh khỏi qua các bước sau:

    Cách thực hiện:

    • Bước 1: Đun sôi một lượng cây ngũ sắc
    • Bước 2: Để nguội và dùng nước cây ngũ sắc để gội đầu. Lưu ý khi gội đầu nên nhẹ nhàng xoa bóp để các dưỡng chất thấm vào da đầu
    • Bước 3: Xả sạch lại với nước

    Lưu ý, đây là những phương pháp lưu truyền từ dân gian nên sẽ không phải là phương pháp điều trị thay thế và chúng có một số tác dụng phụ khi sử dụng. Tốt nhất bạn nên có sự tham khảo của bác sĩ để đảm bảo an toàn cho da.

    cây ngũ sắc trị nấm da đầu lan xuống mặt

    >>> Tham khảo thêm: Gợi ý 5 dầu gội trị nấm da đầu dễ tìm mua tại nhà thuốc

    Phòng ngừa nấm da đầu lan xuống mặt

    Ngăn ngừa nấm da đầu lan xuống mặt kịp thời sẽ giúp hạn chế vi nấm phát triển và tránh những ảnh hưởng thẩm mỹ không đáng có. Các cách phòng ngừa nấm da đầu lan xuống mặt như:

    • Gội đầu thường xuyên: Hãy nhớ gội đầu thường xuyên, đặc biệt là sau khi cắt tóc. Một số sản phẩm dưỡng da đầu như dầu dừa và sáp thơm có chứa selenium, có thể giúp ngăn ngừa nấm da đầu hiệu quả.
    • Giữ cho da sạch và khô: Đảm bảo vệ sinh tay sạch sẽ sau khi tiếp xúc với vật nuôi. Giữ các khu vực công cộng sạch sẽ, đặc biệt là trong trường học, phòng tập thể dục và phòng thay đồ.
    • Tránh tiếp xúc với động vật nhiễm bệnh: Nếu phát hiện vật nuôi thú cưng hoặc các động vật khác có triệu chứng nhiễm nấm, hãy nhờ bác sĩ thú y kiểm tra liệu chúng có mắc bệnh không.
    • Hạn chế dùng chung vật dụng cá nhân: Không sử dụng quần áo, khăn tắm, lược chải tóc, dụng cụ thể thao hoặc các vật dụng cá nhân chung với người khác.

    nấm da đầu lan xuống mặt

    Nấm da đầu lan xuống mặt không những gây khó chịu mà còn làm mất tính thẩm mỹ, ảnh hưởng đến sự tự tin của người bệnh. Nếu có dấu hiệu nấm da đầu, hãy tìm đến bác sĩ hoặc trung tâm y tế gần nhất để được điều trị dứt điểm sớm, ngăn chặn lây lan sau này.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Thạc sĩ - Bác sĩ CKI Lạc Thị Kim Ngân

    Da liễu · Bệnh viện trường Đại học Y Dược Cần Thơ


    Tác giả: Trần Thùy Linh · Ngày cập nhật: 14/03/2023

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo