backup og meta

Tinh dầu tràm trà

Tinh dầu tràm trà

Tên thông thường: tinh dầu tràm trà

Tên khoa học: Melaleuca alternifolia

Tác dụng

Tinh dầu tràm trà có tác dụng gì?

Tinh dầu tràm trà được chiết xuất từ lá của cây tràm trà chủ yếu dùng để điều trị các bệnh lý như:

  • Nhiễm trùng như mụn trứng cá
  • Nhiễm nấm móng (nấm mốc da)
  • Chấy, ghẻ
  • Giun gai
  • Thuốc khử trùng ngoài da cho vết cắt và vết trầy xước, bỏng, côn trùng cắn và ong đốt, nhiễm khuẩn âm đạo, tái phát herpes, đau răng
  • Nhiễm trùng miệng và mũi, đau họng
  • Nhiễm trùng tai như viêm tai giữa và viêm tai ngoài
  • Ho, tắc nghẽn phế quản và viêm phổi (cho vào nước tắm)
  • Tinh dầu tràm trà trị mụn trứng cá, mụn ẩn…

Tinh dầu này còn có thể được kê đơn cho các mục đích sử dụng khác. Bạn nên hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ để biết thêm thông tin.

Cơ chế hoạt động của tinh dầu tràm trà

Các tinh chất tràm trà có thể giết chết vi khuẩn, nấm và giảm phản ứng dị ứng da. Hiện nay vẫn chưa có đủ nghiên cứu về tác dụng của loại thuốc này. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc.

Liều dùng

liều dùng tinh dầu tràm trà tea tree oil

Liều sử dụng thông thường cho người lớn

  • Đối với nấm móng: bạn thoa tinh dầu tràm trà nguyên chất 100% 2 lần/ngày trong 6 tháng.
  • Đối với nấm da chân ở vận động viên: bạn thoa tinh dầu tràm trà 25% hoặc 50% 2 lần/ngày trong 1 tháng. Bạn cũng có thể thoa kem tinh dầu tràm trà 10% 2 lần/ngày trong 1 tháng.
  • Đối với mụn trứng cá: bạn thoa gel tinh dầu tràm trà 5% hàng ngày.

Liều sử dụng thông thường cho trẻ em

  • Đối với nhiễm trùng mắt: Bạn rửa mí mắt trẻ bằng tinh dầu tràm trà 50% hoặc massage mí mắt với thuốc mỡ cây trà 5%, áp dụng trong 4-6 tuần.
  • Đối với các bệnh nhiễm trùng da: Bạn thoa tinh dầu tràm trà hoặc có thể hòa thêm với một giọt khoảng 0,004 ml iốt 2 lần/ngày lên các vết thương trong 30 ngày hoặc cho đến khi các vết thương lành lại.
  • Đối với mụn cóc do virus: Bạn thoa tinh dầu tràm trà lên mụn cóc 1 lần/ngày trong 12 ngày.

Liều dùng có thể khác nhau đối với những bệnh nhân và dựa trên tuổi tác, tình trạng sức khỏe cũng như một số vấn đề cần quan tâm khác. Bạn nên thảo luận với dược sĩ, bác sĩ để tìm ra liều dùng thích hợp.

Các dạng bào chế

Tinh dầu tràm trà có ở các dạng bào chế:

  • Xà phòng, dầu gội đầu và kem đánh răng
  • Tinh dầu
  • Dung dịch
  • Gel

Tác dụng phụ

tác dụng phụ của tea tree oil

Tác dụng phụ khi sử dụng tinh dầu tràm trà

Tinh dầu tràm trà có thể gây ra các tác dụng không mong muốn:

  • Kích ứng và sưng da
  • Ở người bị mụn trứng cá, đôi khi có thể làm khô da, ngứa, châm chích, nóng và đỏ
  • Ở bé trai sẽ gây phát triển vú không bình thường (gynecomastia)
  • Lú lẫn, đi không vững, mất thăng bằng, phát ban và hôn mê

Đây chưa phải là tất cả các tác dụng phụ của thảo dược này. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, bạn nên tham khảo ý kiến thầy thuốc hay bác sĩ.

Thận trọng

thận trọng khi dùng tinh dầu trị bệnh

Lưu ý trước khi sử dụng tinh dầu tràm trà

Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ, dược sĩ nếu:

  • Bạn có thai hoặc cho con bú, bạn chỉ nên dùng thuốc theo khuyến cáo của bác sĩ
  • Bạn đang dùng bất kỳ loại thuốc nào khác
  • Bạn có dị ứng với bất kỳ chất nào của tinh dầu tràm trà hoặc các loại thuốc khác hoặc các loại thảo mộc khác
  • Bạn có bất kỳ bệnh tật, rối loạn hoặc tình trạng bệnh nào khác
  • Bạn có bất kỳ loại dị ứng nào khác như thực phẩm, thuốc nhuộm, chất bảo quản hay động vật.

Những quy định cho tinh dầu tràm trà ít nghiêm ngặt hơn những quy định của tân dược. Bạn cần nghiên cứu sâu hơn để xác định độ an toàn của vị thuốc này. Bạn cũng cần cân nhắc giữa lợi ích của việc sử dụng tinh dầu tràm trà với nguy cơ có thể xảy ra trước khi dùng. Đặc biệt, bạn nên tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng vị thuốc này.

Mức độ an toàn của tinh dầu tràm trà như thế nào?

Đối với trẻ em

Tinh dầu tràm trà an toàn khi sử dụng ở trẻ em. Bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ nhi khoa trước khi sử dụng tinh dầu tràm trà.

Đối với phụ nữ mang thai và cho con bú

Tinh dầu tràm trà có thể an toàn khi dùng cho da. Tuy nhiên, tinh dầu này không an toàn nếu uống bằng miệng vì gây độc hại.

Tương tác

Tinh dầu tràm trà có thể tương tác với những yếu tố nào?

Thảo dược này có thể tương tác với những thuốc bạn đang dùng hay tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn. Bạn nên tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng tinh dầu tràm trà.

Hello Bacsi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

[embed-health-tool-bmi]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Tea tree oil. http://www.webmd.com/vitamins-supplements/ingredientmono-113-tea%20tree%20oil.aspx?activeingredientid=113. Ngày truy cập 12/08/2017

Tea tree oil. https://nccih.nih.gov/health/tea/treeoil.htm. Ngày truy cập 12/08/2017

Tea tree oil. http://www.drweil.com/vitamins-supplements-herbs/herbs/tea-tree-oil/. Ngày truy cập 12/08/2017

Phiên bản hiện tại

04/03/2021

Tác giả: Quyên Thảo

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

Cập nhật bởi: Ngà Trương


Bài viết liên quan

5 điều bạn nên biết trước khi sử dụng tinh dầu tràm

Tinh dầu trà và oải hương có an toàn cho trẻ em?


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


Tác giả: Quyên Thảo · Ngày cập nhật: 04/03/2021

ad iconQuảng cáo
app promote banner

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo