backup og meta

Nấm nông ở chân

Tìm hiểu chung

Bệnh nấm nông ở chân là gì?

Nấm nông ở chân là dạng nhiễm trùng do các vi nấm kí sinh ảnh hưởng đến da chân và có thể lan sang móng chân hoặc đôi khi lan đến da tay. Bệnh này có tên gọi khác là nấm da chân (Athlete’s foot) vì bệnh hay gặp ở các vận động viên. Nấm nông thường phát triển mạnh trong điều kiện nóng và ẩm ướt như giày, vớ, hồ bơi, phòng thay đồ và sàn nhà phòng tắm công cộng.

Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh nấm nông ở chân là gì?

Các triệu chứng của bệnh nấm nông ở chân bao gồm:

  • Kích ứng như ngứa, đau nhói và nóng giữa các ngón chân;
  • Cảm giác ngứa, châm chích ở lòng bàn chân;
  • Có mụn ngứa trên bàn chân;
  • Nứt và bong tróc da chân, thường là giữa các ngón chân và lòng bàn chân;
  • Da lòng bàn chân và mặt bên bàn chân trở nên khô và thô ráp;
  • Móng chân đổi màu, dày và vụn;
  • Móng chân dễ rời ra khỏi ngón chân.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ nếu bị phát ban trên bàn chân và tình hình không cải thiện sau một vài tuần tự điều trị tại nhà. Hãy tìm đến tư vấn y tế sớm hơn nếu bạn mắc bệnh tiểu đường và nghi ngờ bị nhiễm trùng bàn chân hoặc nếu bạn nhận thấy chân bị sưng, đỏ hoặc sốt.

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

Nguyên nhân gây bệnh

Những nguyên nhân nào gây ra bệnh nấm nông ở chân?

Bệnh nấm nông do một loại vi nấm sống trên các mô chết của tóc, móng chân và lớp da trên gây ra. Một số loại nấm gây ra bệnh nấm nông ở chân như: trichophyton (T.) rubrum;T. interdigitale, trước đây gọi là T. mentagrophytes var. interdigitaleepidermophyton floccosum.

Nguy cơ mắc phải

Những ai thường mắc bệnh nấm nông ở chân?

Bệnh nấm nông ở chân ảnh hưởng đến mọi độ tuổi, nhưng thường gặp ở người lớn hơn, đặc biệt là ở nam giới. Nấm nông cũng phổ biến hơn ở những người thường xuyên mang giày kín, sử dụng phòng tắm công cộng hoặc hồ bơi. Bệnh này thường xuất hiện nhiều  nhất ở nam thanh niên thường xuyên tập thể thao.Bạn có thể kiểm soát bệnh bằng cách giảm các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo với ý kiến của bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh nấm nông ở chân?

Có nhiều yếu tố làm tăng nguy mắc bệnh nấm nông ở chân, bao gồm:

  • Đi chân trần ở những nơi công cộng, nơi nấm dễ dàng lây lan như phòng tủ khóa, phòng tắm hơi, bể bơi và phòng tắm công cộng;
  • Dùng chung tất, giày hoặc khăn với người bị nhiễm bệnh;
  • Thường xuyên mang giày bó sát, kín ngón chân;
  • Để chân ướt hoặc đẫm mồ hôi trong thời gian dài;
  • Tổn thương móng chân và da mỏng.

Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế, vậy nên tốt nhất là bạn hãy  tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh nấm nông ở chân?

Thông thường, bác sĩ chỉ đơn giản chẩn đoán nhiễm trùng bằng cách kiểm tra tình trạng bệnh. Để giúp xác định các dấu hiệu khác, bác sĩ có thể:

  • Lấy da hay các mẫu da từ các khu vực nhiễm bệnh và dùng kính hiển vi để kiểm tra;
  • Dùng ánh sáng đèn Wood (thiết bị dùng để phản ánh tình trạng da mà mắt thường không thể thấy được) để xem bàn chân. Nếu màu đèn chuyển sang đen, bác sĩ sẽ chẩn đoán bạn mắc bệnh nấm nông ở chân;
  • Xét nghiệm mẫu da trong phòng thí nghiệm.

Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh nấm nông ở chân?

Bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị tùy thuộc vào loại nấm và mức độ bệnh. Bạn có thể điều trị nấm nông tại nhà bằng thuốc trị nấm để tiêu diệt và ngăn ngừa nấm phát triển. Điều quan trọng là bạn phải hoàn thành quá trình điều trị để ngăn ngừa viêm nhiễm và bệnh tái phát. Một số loại thuốc kê đơn và không kê đơn mà bạn có thể cần cho quá trình điều trị, bao gồm:

  • Bác sĩ sẽ chỉ định trước thuốc trị nấm không kê đơn, bao gồm clotrimazole (Lotrimin®), miconazole (Micatin®), terbinafine (Lamisil®) và tolnaftate (Tinactin®), đây thường là những loại thuốc bôi trực tiếp;
  • Nếu thuốc không kê đơn không có hiệu quả hoặc bệnh trở nên nghiêm trọng hơn, bạn sẽ phải chuyển sang dùng các thuốc do bác sĩ chỉ định.  Một số thuốc sẽ bôi trực tiếp lên chỗ nấm. Các loại thuốc kê đơn dạng bôi như butenafine (Mentax®), clotrimazole và naftifine (Naftin®), dạng uống như fluconazole (Diflucan®), itraconazole (Sporanox®) và  terbinafine (Lamisil®).

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh nấm nông ở chân?

 Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh này nếu áp dụng các biện pháp sau:

Giữ bàn chân khô ráo và sạch sẽ bằng cách:

  • Làm khô phần giữa các ngón chân sau khi tắm hoặc đi bơi;
  • Mang giày và xăng-đan thoải mái;
  • Hãy đi tất khi ở trong nhà;
  • Đi tất có chất liệu thấm hút mồ hôi tốt và nhớ thay tất 2 ngày 1 lần;
  • Dùng phấn rôm hoặc phấn ngừa nấm;
  • Hãy để giày thoáng khí trong vòng 24 giờ trước khi bạn sử dụng tiếp;
  • Đi dép xỏ ngón hoặc xăng-đan khi đi tắm hoặc đến hồ bơi công cộng.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Athlete’s foot. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/athletes-foot/basics/treatment/con-20014892. Ngày truy cập 20/07/2016.

Management of Tinea Pedis. http://www.ifd.org/protocols/tinea-pedis. Ngày truy cập 20/07/2016.

Fungal Infections of the Skin. http://www.webmd.com/skin-problems-and-treatments/guide/fungal-infections-skin. Ngày truy cập 20/07/2016.

Phiên bản hiện tại

11/05/2020

Tác giả: Tố Quyên

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

Cập nhật bởi: Tố Quyên


Bài viết liên quan

Xịt khoáng cho da dầu mụn có công dụng gì và nên chọn như thế nào?

BHA cho da dầu mụn: Những lưu ý về cách chọn và cách dùng


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


Tác giả: Tố Quyên · Ngày cập nhật: 11/05/2020

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo