backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu
Mục lục bài viết

8 tác dụng của chanh: Dùng đúng để tránh rủi ro sức khỏe

Thông tin kiểm chứng bởi: Đài Trương


Tác giả: Trần Cẩm Tú · Ngày cập nhật: 26/07/2022

8 tác dụng của chanh: Dùng đúng để tránh rủi ro sức khỏe

Chanh là một trong những thực phẩm quen thuộc với mọi người. Song có bao giờ bạn thắc mắc tác dụng của chanh là gì? Chanh chứa nhiều chất dinh dưỡng, chúng có thể giúp tăng cường miễn dịch, giảm nguy cơ bệnh tim, ngăn ngừa sỏi thận, hỗ trợ hấp thụ sắt và thúc đẩy làn da khỏe mạnh.

Để tìm hiểu sâu hơn về những tác dụng của quả chanh, mời bạn tham khảo bài viết sau đây. Bên cạnh tổng quan về lợi ích dinh dưỡng của chanh, bài viết cũng sẽ giới thiệu cho bạn cách sử dụng và các tác dụng phụ tiềm ẩn của quả chanh. 

Giá trị dinh dưỡng của quả chanh 

tác dụng của chanh

Quả chanh tuy bé nhỏ, song lại chứa hàm lượng chất dinh dưỡng gây ấn tượng. Trong 100g chỉ chứa 30kcal, nhưng lại là nguồn cung vitamin C, chất chống oxy hóa và các chất dinh dưỡng khác dồi dào. Sau đây là thành phần dinh dưỡng trong 100g chanh tươi:

  • Năng lượng: 30 kcal
  • Chất đạm: 0.7g
  • Tổng lipid (chất béo): 0.2g
  • Carbohydrate: 10.5g
  • Chất xơ: 2.8g
  • Canxi, Ca: 33mg
  • Magie, Mg: 6mg
  • Phốt pho, P: 18mg
  • Kali, K: 102mg
  • Kẽm, Zn: 0.11mg
  • Vitamin C: 29.1mg
  • Thiamin: 0.03mg
  • Vitamin B-6: 0.043mg
  • Ngoài ra, quả chanh còn chứa nhiều loại khoáng chất như: sắt, natri, selen, đồng,mangan… Quả chanh ta còn cung cấp cho cơ thể một lượng nhỏ niacin, riboflavin, folate,…

    >> Gợi ý cho bạn: 12 tác dụng của chanh dây tốt cho sức khỏe của bạn


    8 tác dụng của chanh với sức khỏe

    1. Chống oxy hóa và giảm viêm

    tác dụng của chanh

    Tác dụng của chanh đa phần đến từ hàm lượng dinh dưỡng dồi dào của nó. Quả chanh tươi chứa nhiều hợp chất hoạt tính có chức năng như chất chống oxy hóa trong cơ thể. Những hoạt chất có khả năng chống oxy hóa bao gồm: flavonoid, limonoids, kaempferol, quercetin và axit ascorbic…

    Các gốc tự do là tác nhân làm hỏng tế bào khỏe mạnh của cơ thể. Khi tế bào bị tấn công, nguy cơ mắc những bệnh mãn tính như: bệnh tim, đái tháo đường và nhiều loại ung thư… Chất chống oxy hóa là những hợp chất quan trọng giúp bảo vệ tế bào khỏi các gốc tự do.

    Vitamin C trong quả chanh cũng là một nguồn chất chống oxy hóa tuyệt vời. Vitamin C dồi dào trong chanh tươi giúp vết thương phục hồi nhanh hơn bằng cách giảm viêm và kích thích sản xuất collagen.

    2. Tăng cường khả năng miễn dịch

    Tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch là một trong những tác dụng phổ biến của quả chanh. Chanh tươi chứa nhiều vitamin C, dưỡng chất có thể giúp củng cố hệ thống miễn dịch của cơ thể.

    Nghiên cứu đã chỉ ra, vitamin C giúp tăng sản xuất các tế bào bạch cầu, giúp bảo vệ cơ thể bạn chống lại nhiễm trùng và bệnh tật. Ngoài ra, vitamin C trong quả chanh có tác dụng giảm nhẹ các triệu chứng của bệnh cảm lạnh. 


    3. Giúp làn da khỏe mạnh

    tác dụng của chanh

    Ăn chanh có tác dụng gì? Không chỉ giúp kháng viêm và đẩy nhanh lành vết thương, vitamin C trong quả chanh còn có tác dụng chăm sóc da. Đây là loại vitamin thiết yếu cho việc hình thành collagen. Nghiên cứu trên 4.000 phụ nữ đã phát hiện ra rằng: những người ăn nhiều vitamin C hơn có ít nguy cơ xuất hiện nếp nhăn và khô da khi già đi. 

    Ngoài ra, tác dụng giúp đẹp da của chanh cũng xuất phát từ hàm lượng chất chống oxy hóa dồi dào. Nhờ đó, chanh có khả năng đẩy lùi stress oxy hóa và các dấu hiệu lão hóa sớm.

    4. Giảm nguy cơ bệnh tim

    tác dụng của chanh

    Ăn chanh có tác dụng gì? Bảo vệ tim mạch là một trong những tác dụng của chanh. Một nghiên cứu được dẫn đầu bởi Tiến sĩ Frank Hu, giáo sư y khoa tại Trường Y Harvard, cho thấy rằng thực phẩm giàu vitamin C có khả năng bảo vệ chống lại bệnh tim mạch vành. 

    Chất chống oxy hóa flavonoid có trong chanh, giúp giảm mức cholesterol LDL (xấu) và chất béo trung tính trong cơ thể. Nhờ thế quả chanh mang lại một lợi ích khác cho sức khỏe tim mạch.

    Vitamin C trong quả chanh tươi giúp giảm giảm nguy cơ bệnh tim. Quả chanh được chứng minh khả năng giảm huyết áp cao, yếu tố chính dẫn đến bệnh tim. 


    Ngoài ra, vitamin C trong quả chanh và vỏ chanh có thể giúp giảm nguy cơ đột quỵ do thiếu máu cục bộ. Bổ sung thêm chanh vào chế độ ăn uống lành mạnh có tác dụng chống lại chứng xơ vữa động mạch. 

    >> Tìm hiểu thêm: Hỏi đáp bác sĩ: Uống nước chanh mật ong có giảm huyết áp không?


    5. Ngăn ngừa sỏi thận

    lợi ích của chanh

    Ngừa sỏi thận là một trong những lợi ích của nước chanh mà ít người biết. Sỏi thận được hình thành khi nước tiểu bị cô đặc hoặc hàm lượng các khoáng chất, chẳng hạn như canxi, trong nước tiểu quá cao. Nghiên cứu cho thấy, chanh có thể ngừa sỏi thận bằng cách tăng lượng citrate trong nước tiểu với axit citric có trong nước chanh. 

    • Một nghiên cứu khác chỉ ra rằng: việc uống nước chanh ở bệnh nhân sỏi thận trong quá trình điều trị có thể giảm tỷ lệ hình thành sỏi. 
    • Ngoài ra, những người ăn nhiều trái cây họ cam quýt cùng được chứng minh có nguy cơ bị sỏi thận thấp hơn đáng kể.

    6. Tác dụng của chanh: Tăng khả năng hấp thụ sắt

    Sắt là một chất dinh dưỡng thiết yếu cần thiết để tạo ra các tế bào hồng cầu và vận chuyển oxy xung quanh cơ thể của bạn.Thiếu máu do thiếu sắt có các dấu hiệu như:mệt mỏi, khó thở khi tập thể dục, xanh xao, khô da và khô tóc. Thực phẩm giàu vitamin C, chẳng hạn như chanh, có thể giúp ngăn ngừa thiếu máu do thiếu sắt.

    Vitamin C trong chanh có tác dụng cải thiện sự hấp thụ sắt từ thực phẩm có nguồn gốc thực vật.

    Lợi ích của nước chanh là gì? Theo nghiên cứu ở những người theo chế độ ăn chay. Kết quả cho thấy uống việc một cốc (khoảng 230ml) nước chanh cùng với một bữa ăn có nguồn gốc thực vật làm tăng sự hấp thụ sắt lên đến 70%. 

    Vitamin C trong chanh khi kết hợp với thực phẩm giàu sắt có thể giúp tối đa hóa khả năng hấp thụ sắt của cơ thể.

    7. Giảm nguy cơ mắc một số bệnh ung thư

    tác dụng của chanh

    Tác dụng của quả chanh đa phần đến từ lượng vitamin C, carotenoid và α-tocopherol (một loại vitamin E) dồi dào trong nó. Những hoạt chất thực vật này không chỉ giảm nguy cơ phát triển bệnh tim mạch. Quả chanh còn mang đến lợi ích là giảm nguy cơ mắc ung thư. 

    Đặc biệt, flavonoid – hoạt động như chất chống oxy hóa – có thể giúp ngăn chặn sự biểu hiện của các gen thúc đẩy sự tiến triển của ung thư

    Ngoài ra, các nghiên cứu trong ống nghiệm cho thấy trái cây họ cam quýt có thể ngăn chặn sự phát triển hoặc lây lan của ung thư. Bao gồm: ung thư ruột kết, cổ họng, tuyến tụy, vú, tủy xương, và các tế bào ung thư khác.

    8. Tác dụng của vỏ chanh: Hỗ trợ sức khỏe răng miệng

    Không chỉ quả chanh, vỏ chanh cũng mang lại lợi ích cho sức khỏe của chúng ta. Một trong những tác dụng của quả chanh chính ngăn ngừa bệnh sâu răng. Đây là bệnh răng miệng do các loại vi khuẩn gây nên.

    Vỏ chanh có tác dụng ức chế sự phát triển của vi sinh vật làm hại cho răng. Các nhà nghiên cứu đã xác định, vỏ chanh chứa những hợp chất có đặc tính kháng khuẩn mạnh mẽ và chống lại các vi khuẩn gây bệnh răng miệng phổ biến. 

    Vỏ chanh với đặc tính kháng khuẩn có thể ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh răng miệng.

    >> Tìm hiểu thêm: 5 công dụng của vỏ chanh đối với sức khỏe và sắc đẹp

    >> Tìm hiểu thêm: Bạn đã biết những công dụng tuyệt vời của lá chanh?


    Tác hại của quả chanh: Lưu ý khi sử dụng

    tác dụng của chanh

    Mặc dù mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nhất định, chanh có thể mang đến những tác dụng phụ cho bạn. Để nhận được tối đa những lợi ích sức khỏe từ quả chanh tươi, hãy chú ý những điều dưới đây. 

    Rủi ro tác dụng phụ tiềm ẩn

    • Bạn có thể bị dị ứng. Nếu bạn bị dị ứng với những loại trái cây họ cam quýt. Hãy cẩn thận khi sử dụng chanh. Bạn có thể bị buồn nôn, đau bụng, thở khò khè, nôn mửa. 
    • Không nên bôi trực tiếp chanh lên da của bạn. Điều này có thể gây kích ứng da, dẫn đến ngứa da, mẩn đỏ và sưng tấy.
    • Viêm da nhiễm sắc tố. Trong một số trường hợp, bôi trực tiếp nước chanh lên da còn có thể làm tăng độ nhạy cảm của da với tia UV. Từ đó dẫn đến viêm da nhiễm sắc tố.
    • Men răng bị mài mòn. Tiêu thụ chanh quá mức có thể làm mòn men răng và làm tăng độ nhạy cảm do lượng axit citric cao. Vì thế, sau khi ăn hoặc uống chanh, bạn nhớ súc miệng sạch sẽ nhé!
    •  Bị trào ngược axit. Nếu bạn có vấn đề về dạ dày hãy cẩn thận khi ăn chanh hoặc uống nước ép do tính axit của nó. Các triệu chứng tiêu hóa khác có thể bao gồm ợ chua, buồn nôn, nôn mửa…

    >> Gợi ý cho bạn: Bà bầu uống nước chanh có tốt không? Cách pha nước chanh cho bà bầu

    tác dụng của chanh

    Sử dụng chanh đúng cách

    • Dùng chanh để uống nhiều nước hơn

    Nếu bạn thường xuyên cung cấp thiếu nước cho cơ thể, chanh tươi có thể hỗ trợ bạn. CDC khuyến nghị mẹo giúp bạn uống nhiều nước hơn bằng cách thêm chanh tươi hoặc nước cốt chanh vào nước uống. Với tác dụng tăng hương vị của chanh tươi, bạn sẽ có thêm cảm hứng để uống nước. 

    >> Có thể bạn quan tâm: Uống nước nhiều có tăng cân không? Vì sao bị tăng cân?

    • Rửa sạch vỏ chanh trước khi sử dụng 

    Bạn cần chú ý rửa sạch vỏ ngoài của quả chanh. Hãy làm điều này kể cả khi bạn không định sử dụng vỏ. Vỏ chanh thường có cặn vi khuẩn. Những thứ này có thể bị dính vào bên trong trái cây nếu không được rửa sạch.

    Bổ sung chanh vào thực đơn ăn uống hàng ngày của bạn sẽ giúp bạn bổ sung đủ thêm vitamin và khoáng chất cho cơ thể. Với những chất chống oxy hóa, tác dụng của chanh đối với cơ thể thật tuyệt vời. Tuy nhiên, như những loại thực phẩm lành mạnh khác, chanh không thể thay thế cho thuốc nếu bạn đang có một tình trạng sức khỏe đặc biệt nào khác. 

    Hy vọng bài viết này đã giúp bạn hiểu hơn về tác dụng của quả chanh, cũng như những rủi ro tiềm ẩn của nó. Hãy theo dõi Hellobacsi để nhận được những thông tin về sức khỏe và y khoa đáng tin cậy bạn nhé!

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Thông tin kiểm chứng bởi:

    Đài Trương


    Tác giả: Trần Cẩm Tú · Ngày cập nhật: 26/07/2022

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo