backup og meta

U nang biểu bì

U nang biểu bì

Tìm hiểu chung

U nang biểu bì là gì ?

U nang biểu bì, hay còn gọi là u bã nhờn, u chất sừng hoặc u nang biểu mô, là những cục u nhỏ và cứng phát triển dưới da. Những u này khá phổ biến và phát triển chậm. Các u này không gây ra triệu chứng và gần như không bao giờ biến thành u ác tính. U nang biểu bì thường được tìm thấy trên mặt, đầu, cổ, lưng hoặc bộ phận sinh dục. Chúng có thể có kích thước từ 6mm đến 50mm. Chúng trông giống như một vết sưng nhỏ, màu vàng đến sẫm màu, bên trong chứa chất đặc, có mùi. Chúng không gây đau và thường bị bỏ qua.

Triệu chứng thường gặp

Các triệu chứng của u nang biểu bì là gì?

Các triệu chứng phổ biến của u nang biểu bì là:

  • Một vết nhỏ, sưng tròn dưới da, thường là trên mặt, thân hoặc cổ
  • Một mụn đầu đen nhỏ xíu ở trung tâm của u nang
  • Chất đặc, màu vàng, có mùi hôi đôi khi rỉ ra từ u nang
  • Mẩn đỏ, sưng tấy và đau ở xung quanh khu vực này, nếu bị viêm hoặc nhiễm trùng.

Có thể có một số triệu chứng không được liệt kê ở trên. Nếu bạn có bất kỳ lo ngại về một triệu chứng, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn nên đi gặp bác sĩ?

Bạn nên liên hệ với bác sĩ nếu có một u nang như sau:

  • Mọc nhanh chóng
  • Vỡ ra hoặc trở nên đau đớn hay nhiễm trùng
  • Nằm ở vị trí gây kích ứng liên tục
  • Làm phiền bạn vì lý do thẩm mỹ.

Nguyên nhân gây bệnh

Các nguyên nhân gây ra u nang biểu bì?

U nang biểu bì thường gây ra bởi sự tích tụ chất sừng. Chất sừng là một protein sản sinh tự nhiên trong các tế bào da. U này phát triển khi protein này bị mắc kẹt dưới da vì sự phá huỷ tế bào da hoặc một nang tóc. Những u này thường phát triển để đáp ứng với các chấn thương da, nhiễm HPV, mụn trứng cá hoặc tiếp xúc quá nhiều với ánh mặt trời. Một u nang biểu bì có nhiều khả năng phát triển ở những người bị mụn trứng cá hoặc các tình trạng da khác.

Nguy cơ mắc phài

Những ai thường mắc phải u nang biểu bì?

U nang biểu bì  rất phổ biến. Hãy thảo luận với bác sĩ để biết thêm thông tin.

Những yêu tố làm tăng nguy cơ bị u nang biểu bì?

Có rất nhiều yếu tố nguy cơ gây u nang biểu bì, chẳng hạn như:

  • Tuổi dậy thì
  • Có lịch sử bị mụn
  • Có rối loạn di truyền hiếm gặp nhất định
  • Tổn thương bề mặt da

Điều trị hiệu quả

Các thông tin cung cấp không phải là một thay thế cho bất kỳ tư vấn y tế. Luôn tham khảo ý kiến bác sĩ của bạn để biết thêm thông tin.

Những kĩ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán u nang biểu bì?

Để chẩn đoán u nang biểu bì, bác sĩ sẽ kiểm tra các vết sưng và vùng da xung quanh, cũng như hỏi về lịch sử khối u. Họ sẽ yêu cầu các thông tin chi tiết như bao lâu vết sưng đã có và nó đã thay đổi theo thời gian như thế nào. Bác sĩ thường có thể chẩn đoán một u nang biểu bì chỉ bằng cách kiểm tra lâm sàng, nhưng đôi khi bạn sẽ cần siêu âm hoặc đến gặp bác sĩ chuyên khoa da liễu để chẩn đoán xác định.

Những phương pháp nào dùng để điều trị u nang biểu bì?

Nếu một u nang không gây khó chịu hoặc có vấn đề về thẩm mĩ, bạn thường không cần làm gì cả. Nếu bạn muốn điều trị, hãy nói chuyện với bác sĩ về các lựa chọn sau đây:

  • Tiêm. Phương pháp này liên quan đến việc tiêm vào các u nang với thuốc làm giảm sưng và viêm.
  • Rạch và thoát dịch. Với phương pháp này, bác sĩ sẽ cắt một vết nhỏ ở u nang và nhẹ nhàng ép ra các chấy dịch. Đây là một phương pháp khá nhanh chóng và dễ dàng, nhưng u nang thường tái phát sau khi làm cách này.
  • Tiểu phẫu. Bác sĩ có thể cắt bỏ toàn bộ u nang. Bạn có thể phải trở lại phòng khám của bác sĩ để cắt chỉ. Tiểu phẫu là an toàn, có hiệu quả và thường ngăn cản u nang tái phát.
  • Nếu u nang của bạn bị viêm, bác sĩ có thể trì hoãn việc phẫu thuật.
  • Liệu pháp laser. Phương pháp này liên quan đến việc sử dụng laser Co2 để làm bay hơi u nang. Phương pháp này để lại sẹo nhỏ nhất.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của u nang biểu bì?

Lối sống và các biện pháp tại nhà giúp bạn đối phó với u nang biểu bì:

  • Không tự nặn ép u nang một mình
  • Đặt một miếng vải ấm và ướt trên khu vực u để giúp u nang chảy dịch ra và tự lành

Nếu bạn có thắc mắc, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ của bạn để hiểu rõ hơn về giải pháp tốt nhất cho bạn.

Xin chào Group Health không cung cấp tư vấn y tế, chẩn đoán hoặc điều trị.

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Epidermoid Cysts

http://www.healthline.com/health/epidermoid-cysts#overview1

Ngày truy cập 04/07/2017

Epidermoid cysts (sebaceous cysts)

http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/sebaceous-cysts/basics/definition/con-20031599

Ngày truy cập 04/07/2017

Phiên bản hiện tại

11/05/2020

Tác giả: Bác sĩ Đinh Thị Mai Hồng

Cập nhật bởi: Nhi Bui


Bài viết liên quan

Xịt khoáng cho da dầu mụn có công dụng gì và nên chọn như thế nào?

BHA cho da dầu mụn: Những lưu ý về cách chọn và cách dùng


Tác giả:

Bác sĩ Đinh Thị Mai Hồng

Đa khoa · Bệnh viện Đại học Y dược Hà Nội


Ngày cập nhật: 11/05/2020

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo