backup og meta
Chuyên mục
Hỏi bác sĩ
Lưu
Công cụ
Mục lục bài viết

Xước măng rô: Những điều cần biết để xử lý hiệu quả

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Trần Thùy Linh · Ngày cập nhật: 27/03/2023

Xước măng rô: Những điều cần biết để xử lý hiệu quả

Xước măng rô có thể xuất hiện ở bất kỳ ai, đặc biệt là vào mùa đông. Những mảnh xước quanh móng tay gây khó chịu, thậm chí trầm trọng hơn nếu không biết cách xử lý đúng cách. Vậy xước măng rô là gì và cách xử lý như thế nào?

Cùng tìm hiểu về xước măng rô qua bài viết của Hello Bacsi sau đây!

Xước măng rô là gì?

Xước măng rô là tình trạng mảnh da nhỏ bị rách bên cạnh móng tay. Đây là một hiện tượng thường gặp, gây đau rát, khó chịu và ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày.

Xước măng rô thường xuất hiện do da khô hoặc do chấn thương ở ngón tay khi cắt giấy hoặc cắn móng tay.

Nguyên nhân xước ngón tay

Một số nguyên nhân xước măng rô ở móng tay như:

  • Do không khí hanh khô
  • Sử dụng chất khử trùng, nước rửa tay chứa cồn và rửa tay liên tục.
  • Thói quen cắn quanh móng tay
  • Thường xuyên bơi trong hồ có khử trùng clo 
  • Làm móng

Nếu thích làm móng tay, bạn không nên cắt lớp da biểu bì để tránh bị xước móng rô và các vấn đề về móng tay.

Nguyên nhân xước măng rô

>>> Tham khảo thêm: 9 sai lầm tai hại khi cắt móng tay mà bạn không hay biết

Cách xử lý khi bị xước măng rô

Tay bị xước măng rô thì phải làm sao? Khi phát hiện xước măng rô ở tay, bạn có thể tham khảo một số cách làm sau để loại bỏ xước măng rô an toàn:

  • Bước 1: Rửa tay: Trước hết bạn cần vệ sinh sạch tay bằng xà bông dịu nhẹ và nước ấm.
  • Bước 2: Dưỡng ẩm cho tay: Sau khi lau khô tay, bạn có thể thoa lớp dưỡng ẩm mỏng cho da, tập trung vùng xước măng rô ở móng tay.
  • Bước 3: Nhẹ nhàng cắt xước măng rô: Sử dụng bấm móng tay hoặc dụng cụ khác để nhẹ nhàng cắt bỏ phần xước măng rô. Lưu ý không nên cắt quá sâu vì có thể gây chảy máu. Trường hợp máu chảy ra, hãy đè lên khu vực đó cho đến khi máu ngừng chảy.
  • Bước 4: Dưỡng ẩm lại: Bạn có thể thoa thêm một lớp dưỡng ẩm hoặc dùng kem kháng sinh để bảo vệ vùng da khỏi nhiễm trùng.

xước măng rô

>>> Đọc thêm: Móng tay bị gãy: Chuyện nhỏ hay dấu hiệu bệnh tật?

Khi nào nên gặp bác sĩ?

  • Một số người khó chịu với xước móng rô nên có thể cắn hoặc xé mảnh da nhỏ rách trên da. Điều này có thể gây chảy máu, nhiễm trùng và đau đớn do dưới da có dây thần kinh và mạch máu 
  • Nếu bị nhiễm trùng, vùng da bị xước móng tay có thể mẩn đỏ, kích ứng da xung quanh. Nghiêm trọng hơn, nếu nhiễm trùng lan rộng, bạn có thể bị sốt và ớn lạnh.
  • Thông thường bạn không cần thăm khám bác sĩ để xử lý xước măng rô, nhưng trong các trường hợp sau bạn có thể cần bác sĩ kiểm tra và hỗ trợ:

  • Người mắc bệnh tiểu đường
  • Mắc bệnh lý khác khiến bạn chảy máu nhiều.
  • Xước măng rô không tự lành trong hơn một tuần.
  • Nhiễm trùng lan ra từ vùng xước xuống sâu hơn móng tay hoặc ngón tay.
  • Móng tay đổi màu hoặc yếu đi.
  • Bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh tùy thuộc vào mức độ nhiễm trùng.
  • >>> Tìm hiểu: Bí quyết cắt móng tay cho trẻ sơ sinh đơn giản, an toàn

    Cách ngăn ngừa xước măng rô ở ngón tay

    Bạn hoàn toàn có thể ngăn ngừa xước măng rô bằng các phương pháp sau đây:

    • Đeo găng tay khi rửa bát đĩa
    • Không cắt lớp biểu bì khi làm móng tay
    • Không cắn móng tay
    • Tránh sử dụng các sản phẩm có chứa axeton trong nước tẩy sơn móng tay
    • Dưỡng ẩm da tay và ngón tay hàng ngày, đặc biệt vào ban đêm

    Cách ngăn ngừa xước măng rô

    Không khí hanh khô và việc rửa tay thường xuyên có thể khiến bạn dễ bị xước măng rô hơn, vì vậy hãy sử dụng kem dưỡng ẩm hàng ngày để hạn chế tình trạng này xảy ra.

    >>> Tìm hiểu thêm: Mẹo “xử lý” móng tay bị ngả vàng

    Hy vọng thông tin trên hữu ích cho bạn đọc về chăm sóc da tay và sức khoẻ móng. Xước măng rô có thể biến mất sau vài ngày nếu bạn biết xử lý và chăm sóc da tay đúng cách!

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

    Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


    Tác giả: Trần Thùy Linh · Ngày cập nhật: 27/03/2023

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo