Máu bầm dưới móng tay: thường do chấn thương khi bị cánh cửa kẹp hoặc một vật nặng rơi trúng ngón tay, nhiều trường hợp chỉ thấy hơi đau; - Một số chấn thương gây đau nhói nghiêm trọng: Trong những trường hợp này hãy bảo vệ móng tay để giảm đau;
- Gãy xương hoặc trật khớp.
Chăm sóc tại nhà khi bị chấn thương ngón tay/ngón chân
Hãy tìm hiểu chi tiết loại chấn thương mà bạn hoặc trẻ mắc phải để có thể tìm cách sơ cứu phù hợp:
Ngón tay, ngón chân bị bầm tím: ngâm trong nước lạnh khoảng 20 phút. Bạn có thể uống acetaminophen hoặc ibuprofen để giảm đau. Nếu sau 3 ngày hoặc sau một tuần mà bạn không thể cử động ngón tay hoặc ngón chân bình thường, hãy đi khám bác sĩ.
Trật khớp ngón tay: ngâm tay trong nước lạnh khoảng 20 phút. Sau đó, uống acetaminophen hoặc ibuprofen để giảm đau. Các ngón tay sẽ khá nhạy cảm trong vài tuần sau đó, do đó hãy bảo vệ ngón tay bị thương bằng băng dán. Hãy liên hệ với bác sĩ nếu bạn không bớt đau sau 3 ngày hoặc sau 1 tuần mà không thể cử động ngón tay hoặc ngón chân bình thường. Nếu thường xuyên bị thương bị trật khớp ngón vì chơi thể thao, bạn hãy băng ngón tay bị thương với các ngón lân cận (như vậy các khớp xương bị thương không bị chịu quá nhiều lực) trước khi chơi thể thao 3 hoặc 4 tuần. Để đề phòng bị trật khớp sau này, bạn nên luyện cơ ngón tay bằng các bài tập mỗi ngày.
Ngón tay bị va đập hoặc bị đè ép: trước khi tự chữa vết thương, hãy kiểm tra lại hướng dẫn để biết khi nào thì nên tham khảo ý kiến bác sĩ. Ngâm tay trong nước lạnh khoảng 20 phút. Hãy uống acetaminophen hoặc ibuprofen để giảm đau. Ngoài ra, bạn có thể rửa với nước xà phòng pha loãng trong khi ngâm và cắt tỉa những miếng da bị xước bằng kéo vô trùng. Nếu nghi ngờ vết cắt bị nhiễm bẩn, hãy băng lại và thay băng mỗi ngày một lần. Chỗ bị thương sẽ khá nhạy cảm trong một vài tuần, do đó hãy cẩn thận để khỏi bị tái chấn thương. Hãy liên hệ với bác sĩ nếu không bớt đau sau 3 ngày, có bất kỳ dấu hiệu nhiễm trùng nào, hoặc sau 1 tuần mà bé không cử động được các ngón tay bình thường.
Gãy móng tay: những hướng dẫn này được áp dụng đối với các trường hợp móng tay bị gãy khi chụp một vật gì đó. Nếu móng tay bị gãy do vết thương đè ép, cần phải đi khám bác sĩ ngay. Nếu móng tay bị nứt nhưng không bị gãy, đừng cố làm vết thương tồi tệ hơn. Ngâm tay 20 phút trong nước lạnh, sau đó thoa thuốc mỡ kháng sinh và dán băng dán cá nhân. Mỗi ngày, tháo băng ra và ngâm ngón tay trong nước muối ấm (pha 1 muỗng cà phê muối với một nửa lít nước) trong vòng 20 phút mỗi ngày. Đến ngày thứ bảy, móng sẽ lên da non, có thể ngưng ngâm nước và băng tay. Móng tay mới sẽ mọc ra trong vòng 1-2 tháng tới. Hãy liên hệ bác sĩ nếu có bất kỳ dấu hiệu nhiễm trùng nào.
Vết cắt nông: hãy rửa sạch vết thương với xà phòng và nước. Sau đó, nắm và giữ vết thương trong vòng 10 phút bằng một miếng gạc vô trùng để cầm máu.
Trầy da: biện pháp đối với các vết xước sâu trên bề mặt của ngón tay hoặc ngón chân: rửa sạch vết thương với xà phòng và nước; chà vết thương bằng một miếng gạc vô trùng để loại bỏ tất cả các chất bẩn ra ngoài. Sau đó, cắt bỏ phần da bị tróc ra (đặc biệt là phần bị nhiễm bẩn) bằng kéo vô trùng hay kềm cắt móng tay. Khi làm sạch, bạn nên dùng một miếng gạc vô trùng đè vào vết thương trong vòng 10 phút. Sau cùng, thoa thuốc mỡ kháng sinh và dán băng cá nhân lên vết thương. Hãy nhớ thay băng và rửa sạch vết thương mỗi ngày. Liên hệ bác sĩ nếu có bất kỳ dấu hiệu nhiễm trùng nào.
Nhẫn bị kẹt khi ngón tay bị sưng: liên hệ bác sĩ ngay lập tức nếu ngón tay bị bầm xanh hoặc tê liệt. Trong hầu hết các trường hợp, trước tiên hãy giữ yên vị trí chiếc nhẫn, để tháo chiếc nhẫn ra thì phải làm tay bớt sưng trước. Trường hợp này đòi hỏi sự kiên nhẫn của nạn nhân. Cứ 5 phút 1 lần, luân phiên ngâm tay trong nước đá có pha xà phòng và giơ tay lên cao, lưu ý tất cả các ngón tay duỗi thẳng. Sau 30 phút, bôi dầu khoáng lên ngón tay. Trong khi tay giơ tay thẳng đứng, đẩy nhẫn ra từ từ cho đến khi có thể tháo nhẫn ra hoàn toàn. Nếu vẫn không thể tháo nhẫn ra, hãy liên hệ bác sĩ trước khi tay sưng lên nghiêm trọng hơn.
Ngón tay, ngón chân bị sưng đối với trẻ sơ sinh: khi bị sưng mà không rõ nguyên nhân thì cần phải tìm đến bác sĩ ngay. Có những trường hợp ngón chân, ngón tay có thể bị sợi tóc hoặc sợi dây mỏng nào đó quấn quanh, sự lưu thông máu đến ngón chân bị ngắt quãng, bạn sẽ cần tìm đến bác sĩ để loại bỏ vòng tóc này.
Khi nào tôi cần chăm sóc y tế?
Hãy liên hệ bác sĩ ngay nếu:
- Bị rách da và cần phải may lại;
- Máu tiếp tục chảy sau khi đã nhấn vào vết thương trong vòng 10 phút;
- Đau đớn;
- Tụ máu dưới móng tay và cảm thấy đau đớn;
- Móng tay bị dập sau khi bị tai nạn đè ép;
- Có bụi bẩn trong vết thương mà bạn không thể loại bỏ;
- Khớp ngón tay không thể mở ra (duỗi thẳng) và đóng lại (nắm lại) hoàn toàn;
- Bạn cho rằng đó là một chấn thương nghiêm trọng.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!