backup og meta
Chuyên mục

1

Hỏi bác sĩ
Lưu
Công cụ
Mục lục bài viết

10 cách điều trị viêm da cơ địa chuẩn y khoa

Tham vấn y khoa: Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thị Cẩm Trinh · Da liễu · Bệnh Viện Da Liễu Tp Cần Thơ


Tác giả: Trần Thùy Linh · Ngày cập nhật: 06/04/2023

10 cách điều trị viêm da cơ địa chuẩn y khoa

Viêm da cơ địa là bệnh viêm da phổ biến, có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Bệnh cần được điều trị trong khoảng thời gian dài, có thể trong vài tháng đến nhiều năm. Hiện nay, có nhiều phương pháp điều trị viêm da cơ địa tuỳ vào mức độ bệnh. Vậy có những phương pháp điều trị viêm da cơ địa theo y khoa nào hiệu quả?

Cùng tìm hiểu các phương pháp điều trị viêm da cơ địa qua bài viết dưới đây!

Viêm da cơ địa là gì?

Viêm da cơ địa là bệnh da liễu khiến da ửng đỏ, khô ngứa. Một số đặc điểm của viêm da cơ địa như:

  • Nguyên nhân gây bệnh có liên quan đến các yếu tố di truyền và môi trường.
  • Bệnh gây tổn thương da dai dẳng và ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt của người bệnh.
  • Các phương pháp điều trị có thể kiểm soát các triệu chứng viêm da và giúp da phục hồi khỏe mạnh. Các biện pháp chung gồm điều trị tại chỗ và điều trị toàn thân.

10 cách điều trị viêm da cơ địa chuẩn y khoa

Tùy vào tình trạng của viêm da cơ địa mỗi người mà bác sĩ da liễu có thể chỉ định cách điều trị viêm da cơ địa khác nhau:

1. Dưỡng ẩm

Việc dưỡng ẩm cho da là bắt buộc để duy trì lâu dài trong quá trình điều trị viêm da. Các chuyên gia khuyến nghị nên dùng kem dưỡng thường xuyên 2-3 lần mỗi ngày và thoa trực tiếp lên da sau khi tắm.

  • Da khô (xerosis): Đây là triệu chứng chung của viêm da cơ địa. Kem dưỡng ẩm hiệu quả trong việc kiểm soát triệu chứng khô da và giảm tần suất bùng phát bệnh.
  • Viêm da cơ địa lan rộng: Người lớn bị viêm da cơ địa lan rộng có thể cần tới 500g kem dưỡng ẩm hàng tuần.

>>> Đọc thêm: Viêm da cơ địa ở người lớn: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

2. Thuốc sát khuẩn

Viêm da cơ địa do vi khuẩn staphylococcus aureus phát triển, thậm chí gây nhiễm trùng da. Thuốc sát trùng có thể giúp kiểm soát bệnh trong thời gian da nhiễm trùng, tuy nhiên bạn cần cẩn thận khi sử dụng vì thuốc có thể gây kích ứng da.

Một số thuốc sát trùng phổ biến trong điều trị viêm da cơ địa bao gồm:

  • Thuốc tím pha loãng chứa (kani Emanganat KMNO4) (bleach bath): Pha loãng thuốc (theo hướng dẫn của bác sĩ) vào bồn tắm, giúp tiêu diệt vi khuẩn trên da, giảm ngứa da, đỏ vảy. Sử dụng thuốc ở nồng độ yếu (pha loãng tỷ lệ 1:10.000) trong bồn tắm. Phương pháp này giúp làm khô vết thương tiết dịch trong thời gian ngắn. Lưu ý thuốc có thể làm khô da quá mức, bạn nên có sự tham vấn của bác sĩ trước khi thực hiện.

>>> Bạn có thể quan tâm: Viêm da cơ địa ở chân: Cách chung sống “hòa bình” với bệnh

3. Nhựa than đá (coal tar)

Coal tar được chưng cất từ ​​than đá và là thành phần có trong nhiều sản phẩm ngoài da như:

  • Dầu gội đầu
  • Lotions, các loại kem bôi da
  • Thuốc bôi steroid

Lưu ý, mùi nhựa than đá có thể gây khó chịu khi sử dụng.

4. Điều trị viêm da cơ địa bằng thuốc bôi steroid tại chỗ

Thuốc bôi steroid tại chỗ là phương pháp điều trị viêm da cơ địa ở mức độ nhẹ đến trung bình. Đây là thuốc điều trị viêm da cơ địa an toàn và hiệu quả nếu được sử dụng đúng cách.

  • Liều lượng và độ mạnh của steroid: Tùy vào vị trí và mức độ nghiêm trọng của viêm da cơ địa.
  • Phương pháp wet wraps: Có thể thực hiện phương pháp wet wraps (lấy băng ướt quấn với kem dưỡng hoặc kem bôi steroid lên vùng da bị viêm) để điều trị viêm da cơ địa cấp tính.
  • Cách sử dụng: Khi tình trạng viêm da cơ địa đã được kiểm soát, hãy thoa steroid hai ngày mỗi tuần lên vùng viêm da, sau đó nghỉ 5 ngày.
  • Tác dụng phụ: Bệnh có thể tái phát nếu bạn dùng steroid không đúng cách hay sử dụng thuốc với liều lượng quá mạnh ở vị trí không chính xác.

điều trị viêm da cơ địa bằng thuốc bôi

5. Thuốc ức chế calcineurin tại chỗ

  • Thuốc ức chế calcineurin tại chỗ là chất điều hòa miễn dịch, có tác dụng ngăn chặn khả năng hoạt động của các chất gây viêm.
  • Pimecrolimus và tacrolimus thích hợp điều trị viêm da cơ địa ở những vị trí nhạy cảm như mí mắt, vùng nếp gấp da, vùng kín.
  • Bạn không nên tự ý sử dụng thuốc, vì đây là thành phần cần có chỉ định của bác sĩ, để đảm bảo an toàn cho da.

    >>> Tham khảo thêm: Viêm da cơ địa ở trẻ em: Cách khắc phục tại nhà

    6. Thuốc mỡ Crisaborole

    Crisaborole là chất ức chế phosphodiesterase 4 (PDE4), đã được FDA chấp thuận (năm 2016) là phương pháp điều trị tại chỗ cho bệnh viêm da cơ địa mức nhẹ đến trung bình ở bệnh nhân từ 2 tuổi trở lên.

    7. Điều trị viêm da cơ địa bằng quang trị liệu

    • Phương pháp quang trị liệu bằng tia UVB dải hẹp có thể được sử dụng để điều trị viêm da cơ địa nghiêm trọng.
    • Cách hoạt động: Bệnh nhân phải đứng trong phòng kín có tia UVB từ hai đến năm lần mỗi tuần, vì vậy phương pháp này có thể không phù hợp với trẻ nhỏ hoặc người ốm yếu.
    • Quang trị liệu có thể kết hợp với các phương pháp điều trị tại chỗ thông thường khác.

    8. Thuốc kháng histamine

    Thuốc kháng histamine hiệu quả trong điều trị viêm da cơ địa và kiểm soát các bệnh da liễu như mề đay.

    Lưu ý thuốc cũng có một số tác dụng phụ như gây buồn ngủ, sốc phản vệ,… Hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn và hướng dẫn khi sử dụng.

    điều trị viêm da cơ địa bằng thuốc kháng histamin

    9. Steroid toàn thân

    Đây là phương pháp điều trị trong thời gian ngắn để kiểm soát cơn bùng phát bệnh chỉ với một đợt sử dụng corticosteroid toàn thân.

    10. Thuốc ức chế miễn dịch và chống viêm

    Để kiểm soát bệnh ở mức nghiêm trọng trong thời gian lâu dài, bác sĩ có thể kê đơn chất ức chế miễn dịch hoặc chống viêm như:

    • Methotrexat
    • Zathioprin
    • Ciclosporin
    • Mycophenolate mofetil.

    Những loại thuốc điều trị viêm da cơ địa này cần thời gian (vài tuần) để phát huy tác dụng và phải theo dõi cẩn thận.

    >>> Đọc thêm: Chàm thể tạng: Những điều cần biết để điều trị đúng cách

    Những thông tin trên mang tính chất tham khảo. Bạn đọc cần đến gặp bác sĩ để được kiểm tra, chẩn đoán và có phác đồ điều trị viêm da cơ địa phù hợp.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thị Cẩm Trinh

    Da liễu · Bệnh Viện Da Liễu Tp Cần Thơ


    Tác giả: Trần Thùy Linh · Ngày cập nhật: 06/04/2023

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo