Bạn có chắc chắn muốn đăng xuất?
Bệnh Celiac hay còn gọi là bệnh nhạy cảm với gluten hoặc bệnh không dung nạp gluten. Đây là một căn bệnh dị ứng với một dạng protein gọi là gluten, không cho phép cơ thể hấp thu gluten.
Gluten được tìm thấy trong nhiều loại bột, ngũ cốc, như lúa mạch, lúa mì, yến mạch. Bệnh dị ứng này ảnh hưởng chủ yếu ở ruột non, nơi chứa thức ăn sau khi rời dạ dày.
Những triệu chứng phổ biến của bệnh Celiac bao gồm: tiêu chảy, kèm theo phân xám ở dạng lỏng hay hơi lỏng, thường có mùi hôi, trông như có dầu và có bọt; sụt cân; chậm lớn và phát triển (ở trẻ nhỏ); thường xuyên đầy hơi; phình bụng hoặc đau bụng; loét miệng; mệt mỏi; yếu người; xanh xao; phát ban hay chuột rút ở cơ.
Người lớn mắc bệnh Celiac thường ít triệu chứng hơn trẻ em, do đó bác sĩ sẽ chẩn đoán bằng cách xét nghiệm máu nhằm phát hiện ra thiếu máu bất thường. Một biểu hiện khác hiếm gặp của bệnh Celiac là mụn rộp.
Bạn có thể gặp các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Bạn cần gặp bác sĩ khi thấy xuất hiện những dấu hiệu và triệu chứng kể trên hoặc nếu bạn bị tiêu chảy hay gặp các vấn đề khó chịu về đường tiêu hóa kéo dài hơn hai tuần. Hãy cho bé đi khám bác sĩ ngay nếu phát hiện ra bé nhợt nhạt, bụng phình to hay phân có mùi hôi. Phát hiện sớm và điều trị kịp thời để tránh bệnh trầm trọng thêm.
Dị ứng với gluten là nguyên nhân chính gây ra bệnh Celiac. Khi người bệnh ăn thức ăn có chứa gluten, hệ thống miễn dịch của họ sẽ tấn công và gây tổn thương những mô lót trong ruột non. Ruột non không thể hấp thụ một số chất dinh dưỡng và người bệnh có thể trở nên suy dinh dưỡng.
Bệnh thường xuất hiện lần đầu ở trẻ em khi chúng bắt đầu ăn thức ăn có chứa gluten. Bệnh không dung nạp gluten là bệnh di truyền trong gia đình. Bệnh xảy ra phổ biến ở trẻ em vùng Tây Âu.
Bệnh Celiac không thể chữa trị được nhưng có thể kiểm soát bằng chế độ ăn uống không có gluten.
Bệnh không dung nạp gluten có xuất hiện ở bất kỳ người nào. Tuy nhiên, nó thường có xu hướng phổ biến hơn ở các đối tượng:
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm máu để kiểm tra xem bệnh nhân có thiếu dưỡng chất và có kháng thể phản ứng với gluten không.
Bác sĩ có thể tiến hành việc kiểm tra khác (như nội soi) để xác định triệu chứng và loại trừ những bệnh khác. Bác sĩ sẽ thực hiện nội soi bằng một ống mỏng, mềm có gắn máy quay ở đầu ống được đưa vào cổ họng rồi thông qua dạ dày đến ruột non.
Theo phương pháp mới, nội soi bằng thuốc viên (capsule endoscopy), một máy quay nhỏ được đặt trong một viên thuốc uống có thể quan sát bên trong ruột. Sau đó bác sĩ sẽ lấy một mẫu mô để nghiên cứu dưới kính hiển vi (sinh thiết).
Bác sĩ cũng có thể yêu cầu chụp X-quang đường tiêu hóa trên có cản quang để kiểm tra đường tiêu hóa của bạn.
Phương pháp điều trị chính là ăn chế độ dinh dưỡng đặc biệt tránh bất cứ thức ăn nào có chứa gluten, bao gồm ngũ cốc, đặc biệt là lúa mì và lúa mạch.
Bác sĩ có thể cho người bệnh sử dụng thực phẩm bổ sung để tăng chất dinh dưỡng và dùng thuốc để kiểm soát dị ứng.
Bạn có thể kiểm soát tốt tình trạng hồi phục của mình nếu bạn lưu ý vài điều sau đây:
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
Hello Health Group và Hello Bacsi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.
Sử dụng công cụ tính chỉ số BMR có thể giúp bạn xác định nhu cầu calo hàng ngày dựa trên chiều cao, cân nặng, tuổi và mức độ hoạt động của bạn.
Nam
Nữ
Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Ferri, Fred. Ferri’s Netter Patient Advisor. Philadelphia, PA: Saunders / Elsevier, 2012. Bản in. Trang 271
Celiac Disease https://medlineplus.gov/celiacdisease.html. Ngày truy cập 14/6/2020
What is Celiac Disease? https://celiac.org/about-celiac-disease/what-is-celiac-disease/ Ngày truy cập 14/6/2020
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!