Bệnh suy tim có thể làm ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, gây cản trở trong sinh hoạt hàng ngày của người bệnh, thậm chí là tăng nguy cơ tử cong. Cùng Hello Bacsi tìm hiểu nhé!
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên · Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc
Bệnh suy tim có thể làm ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, gây cản trở trong sinh hoạt hàng ngày của người bệnh, thậm chí là tăng nguy cơ tử cong. Cùng Hello Bacsi tìm hiểu nhé!
Suy tim là một tình trạng lâu dài mà tim không thể bơm máu đủ tốt để đáp ứng nhu cầu của cơ thể mọi lúc.
Ở những người bị suy tim, máu vận chuyển khắp cơ thể và qua tim chậm hơn so với người bình thường. Nguyên nhân là khi số lượng máu cung cấp không đủ, các buồng tim có thể đáp ứng bằng cách giãn ra để giữ được nhiều máu. Điều này có thể giúp đỡ để máu được vận chuyển liên tục trong hệ tuần hoàn, nhưng cuối cùng cơ tim sẽ bị suy yếu và không thể làm việc một cách hiệu quả. Kết quả là thận có thể phản ứng lại bằng cách giữ lại muối và các chất dịch trong cơ thể. Chất dịch bị ứ đọng trong các bộ phận khác của cơ thể, phổ biến nhất là ở phổi và chi dưới (bàn chân/cẳng chân) gây ra sung huyết.
Suy tim là một tình trạng mãn tính trở nên tồi tệ hơn theo thời gian. Người ta đánh giá mức độ nghiêm trọng của bệnh dựa trên giai đoạn và phân độ suy tim. Phân độ suy tim theo NYHA (Hiệp hội Tim mạch New York) là một hệ thống phân chia các cấp độ suy tim dựa trên các triệu chứng và khả năng hoạt động gắng sức của người bệnh. Bên cạnh đó, Hội Tim mạch Hoa Kỳ (ACC) và Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA) cũng đưa ra một hệ thống phân chia suy tim theo từng giai đoạn để bổ sung thêm cho hệ thống của NYHA.
Có bốn giai đoạn suy tim bao gồm:
Suy tim độ 1 (Giai đoạn A)
Suy tim độ 1 (Giai đoạn A) được coi là giai đoạn tiền suy tim. Điều đó có nghĩa là bạn có nguy cơ cao bị suy tim vì bạn có tiền sử gia đình bị suy tim hoặc bạn có một hoặc nhiều tình trạng bệnh lý sau:
Suy tim độ 2 (Giai đoạn B)
Ở giai đoạn suy tim độ 2, bác sĩ đã chẩn đoán cho bạn về rối loạn chức năng tâm thu thất trái nhưng bạn chưa bao giờ có các triệu chứng của suy tim. Hầu hết những người bị suy tim cấp 2 đều có siêu âm tim (echo) cho thấy phân suất tống máu (EF) từ 40% trở xuống.
Suy tim độ 3 (Giai đoạn C)
Những người bị suy tim độ 3 được chẩn đoán suy tim và hiện đang có hoặc trước đó có các dấu hiệu và triệu chứng của tình trạng này.
Suy tim độ 4 (Giai đoạn D)
Những người bị suy tim độ 4 có các triệu chứng tiến triển không thuyên giảm khi điều trị. Đây là giai đoạn cuối của bệnh suy tim.
Các triệu chứng phổ biến của suy tim là:
Đôi khi các triệu chứng nhẹ hoặc bạn có thể không có bất kỳ triệu chứng nào. Điều này không có nghĩa là bạn không bị suy tim. Các triệu chứng của suy tim có thể từ nhẹ đến nặng và có thể đến và biến mất.
Bạn nên liên đi khám ngay nếu có bất kỳ dấu hiệu nào sau đây:
Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu, triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ của bạn. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án điều trị thích hợp nhất.
Mặc dù nguy cơ suy tim không thay đổi khi bạn già đi, nhưng bạn có nhiều khả năng bị suy tim khi lớn tuổi.
Có rất nhiều tình trạng có thể gây tổn thương cơ tim và dẫn đến suy tim. Một số nguyên nhân thường gặp của suy tim là:
Bệnh suy tim có nguy hiểm không? Một số biến chứng suy tim bao gồm:
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Để chẩn đoán suy tim, bác sĩ sẽ hỏi bạn những câu hỏi về các triệu chứng và tiền sử bệnh của bạn. Bác sĩ sẽ muốn biết:
Phân suất tống máu (EF) là một cách để đo mức độ nghiêm trọng của tình trạng bệnh suy tim. Nếu nó dưới mức bình thường, nó có thể có nghĩa là bạn bị suy tim. Phân suất tống máu cho bác sĩ biết tâm thất trái hoặc phải của bạn đang thực hiện tốt như thế nào trong việc bơm máu. Thông thường, số EF của bạn nói về lượng máu mà tâm thất trái của bạn đang bơm ra vì đó là buồng bơm chính của tim.
Phân suất tống máu thất trái bình thường (LVEF) là 53% đến 70%. Ví dụ, LVEF là 65% có nghĩa là 65% tổng lượng máu trong tâm thất trái của bạn được bơm ra sau mỗi nhịp tim. EF của bạn có thể tăng và giảm, dựa trên tình trạng tim và hiệu quả điều trị.
Ngoài ra, bạn sẽ cần làm các xét nghiệm để đánh giác mức độ bệnh suy tim và nguyên nhân gây ra nó. Các bài kiểm tra thông thường bao gồm:
Cho đến nay, chưa có thuốc chữa khỏi suy tim mà chỉ có thể kiểm soát các triệu chứng và giúp mọi người sống tích cực hơn. Để giúp bạn kiểm soát huyết áp và hoạt động bơm máu của tim, các bác sĩ có thể kê toa thuốc điều trị suy tim, bao gồm:
Bạn có thể quan tâm: [Hỏi đáp cùng bác sĩ] Bệnh suy tim có chữa được không?
Khi tình trạng suy tim trở nên tồi tệ hơn, cơ tim của bạn bơm ít máu hơn đến các cơ quan và bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn nghiêm trọng hơn. Mục tiêu của việc điều trị suy tim là ngăn bệnh tiến triển đến các giai đoạn nặng hoặc làm chậm sự tiến triển của bệnh suy tim.
Điều trị suy tim độ 1
Kế hoạch điều trị thông thường cho những người bị suy tim giai đoạn bao gồm:
Điều trị suy tim độ 2
Kế hoạch điều trị bao gồm:
Điều trị suy tim độ 3
Kế hoạch điều trị bao gồm:
Nếu việc điều trị khiến các triệu chứng của bạn thuyên giảm hoặc chấm dứt, bạn vẫn cần tiếp tục điều trị để làm chậm quá trình tiến triển sang Giai đoạn D.
Điều trị suy tim cấp 4
Kế hoạch điều trị bao gồm các phương pháp điều trị đã được áp dụng ở các giai đoạn trước. Ngoài ra, nó có thể bao gồm các lựa chọn điều trị nâng cao hơn, như:
Mặc dù bạn không thể kiểm soát một số yếu tố nguy cơ như tuổi tác, tiền sử gia đình hoặc chủng tộc, bạn có thể thay đổi lối sống để tạo cho mình cơ hội tốt nhất để ngăn ngừa suy tim. Những điều bạn có thể làm bao gồm:
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
Bạn có thể quan tâm: Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân suy tim nên lưu ý những gì?
Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!