Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau, vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương pháp thích hợp nhất.
>>> Tham khảo thêm: Giập móng tay phải làm sao?
Nguyên nhân
Nguyên nhân nào gây bệnh nấm móng chân?
Nấm móng chân (nấm móng) gây ra bởi một nhóm nấm dermophyte. Nhóm này phát triển mạnh trên da và trên keratin, thành phần chính của tóc và móng. Nấm bám dưới móng và bắt đầu phát triển, làm hư móng. Bên cạnh đó, bệnh nấm móng chân cũng những nguyên nhân tác động khác:
- Bệnh nấm móng chân có thể phát triển ở mọi lứa tuổi, nhưng nó thường phổ biến hơn ở người lớn tuổi. Khi móng chân trở nên giòn và khô. Các vết nứt tạo điều kiện cho nấm xâm nhập.
- Máu bị giảm lưu thông ở bàn chân, từ đó hệ thống miễn dịch bị suy yếu cũng là một yếu tố gây bệnh móng chân
- Nấm móng chân có thể lây lan: Nên nếu sử dụng đồ vật cá nhân chung có khả năng bị lây từ những người bị bệnh nấm móng chân trước đó. Bệnh có thể bắt đầu từ chân của vận động viên và sau đó nó có thể lây lan sang cho nhóm người khác
Nguy cơ mắc phải
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh nấm móng chân?
Nam giới có nhiều khả năng bị nấm móng chân hơn nữ giới. Bạn càng lớn tuổi, cơ hội bị nấm càng cao. Những người mắc bệnh tiểu đường, chân vận động viên, hoặc hệ miễn dịch yếu, những người hút thuốc, hoặc trong gia đình có người mắc bệnh này cũng có nguy cơ cao hơn. Nếu thường xuyên ngâm chân lâu trong nước hoặc đã bị thương móng chân, tỷ lệ bị nấm móng chân tăng lên.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!