backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu

Quy trình chẩn đoán bệnh vẩy nến

Tham vấn y khoa: TS. Dược khoa Trương Anh Thư · Dược · Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM


Tác giả: Thương Trần · Ngày cập nhật: 15/11/2019

    Quy trình chẩn đoán bệnh vẩy nến

    Nếu bạn nghi ngờ mình mắc bệnh vẩy nến, bạn nên đến bác sĩ để được chẩn đoán xác định. Bệnh vẩy nến là một rối loạn da mãn tính thường gây ra các mảng đỏ, bong vẩy trên da.

    Khi xác định rõ những triệu chứng trên da của bạn là do vẩy nến, bác sĩ sẽ thiết lập kế hoạch điều trị cho bạn để làm giảm triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng. Tuy nhiên, bệnh vẩy nến không phải luôn dễ dàng để chẩn đoán bệnh. Dưới đây là những điều bạn cần biết khi đi khám bác sĩ.

    Gặp bác sĩ ngay khi nghi ngờ mình mắc bệnh

    Bước đầu tiên trong việc chẩn đoán bệnh vẩy nến chính xác là đi khám bác sĩ da liễu thường xuyên. Bạn nên khám bác sĩ ngay khi bạn phát hiện mình xuất hiện những triệu chứng bất thường. Phát hiện bệnh càng sớm thì càng dễ điều trị và hạn chế được các ảnh hưởng của bệnh đến sức khỏe của bạn.

    Triệu chứng của bệnh là gì?

    Thông thường các bác sĩ da liễu chẩn đoán bệnh bằng cách quan sát và khám da mà không cần làm thêm xét nghiệm. Các triệu chứng phổ biến nhất của bệnh vảy nến bao gồm:

    • Các mảng da mỏng, đỏ phủ đầy vẩy bạc
    • Đau, ngứa hoặc rát xung quanh vùng da bị vẩy nến
    • Tổn thương khớp, móng kèm theo

    Bệnh và mức độ nghiêm trọng của bệnh ở mỗi người đều khác nhau. Khu vực thường bị tổn thương nhất là các vùng da xung quanh đầu gối, khuỷu tay, da đầu và thân mình. Nhưng bệnh vẩy nến có thể xảy ra bất cứ nơi nào, bao gồm cả các móng tay, bộ phận sinh dục và lòng bàn chân. Ngoài ra, một số người còn bị kích ứng da kèm theo. Một số khác có triệu chứng xuất hiện liên tục.

    Ngoài ra, bạn nên biết rằng có một số loại vẩy nến có những triệu chứng đặc biệt khác. Một số xuất hiện những bóng nước chứa đầy mủ bên trong. Một số khác thì có những mảng tổn thương da nhỏ hình tròn. Khoảng 15% những người bị bệnh vẩy nến kèm theo viêm khớp vẩy nến, có nghĩa là khớp xương bị viêm làm khả năng vận động bị hạn chế. Do có nhiều sự khác biệt trong bệnh vẩy nến, nên tốt nhất là có chẩn đoán rõ ràng của bác sĩ.

    Bác sĩ làm gì khi chẩn đoán chưa đưa ra được kết quả rõ ràng?

    Có một số trường hợp bác sĩ không thể chẩn đoán chính xác được chỉ bằng cách quan sát và khám da vì bệnh vẩy nến trông rất giống với vài tình trạng da khác, như chàm. Trong trường hợp này thì bạn nên đi khám bác sĩ da liễu để làm xét nghiệm sinh thiết da. Mẫu da này để kiểm tra dưới kính hiển vi. Thông thường bác sĩ có thể phân biệt bệnh vẩy nến và chàm khi kiểm tra da dưới kính hiển vi vì bệnh vẩy nến da sẽ dày hơn và các phản ứng viêm nhiều hơn bệnh chàm.

    Làm thế nào để kiểm soát bệnh?

    Một khi bạn đã có chẩn đoán rõ ràng, hãy cùng thảo luận với bác sĩ để đưa ra một kế hoạch điều trị phù hợp cho mình. Có rất nhiều phương pháp điều trị để làm giảm triệu chứng. Một số phương pháp điều trị phổ biến cho bệnh vẩy nến bao gồm các loại kem bôi hay thuốc mỡ, đèn chiếu, thuốc uống hoặc tiêm. Bằng cách kết hợp chặt chẽ với bác sĩ, bạn có thể kiểm soát được tình trạng bệnh và cảm thấy khỏe hơn mỗi ngày.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    TS. Dược khoa Trương Anh Thư

    Dược · Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM


    Tác giả: Thương Trần · Ngày cập nhật: 15/11/2019

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo