Bạn có biết móng tay tiết lộ nhiều về tình trạng sức khỏe của một người. Do đó, khi móng tay có những biểu hiện bất thường thì cần phải đặc biệt chú ý vì đó có thể là dấu hiệu cảnh báo sớm của một bệnh lý nghiêm trọng.
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh
Bạn có biết móng tay tiết lộ nhiều về tình trạng sức khỏe của một người. Do đó, khi móng tay có những biểu hiện bất thường thì cần phải đặc biệt chú ý vì đó có thể là dấu hiệu cảnh báo sớm của một bệnh lý nghiêm trọng.
Các bệnh về móng tay là một nhóm các bệnh hoặc tình trạng biến dạng của móng tay. Mặc dù móng tay là một cấu trúc được tạo ra bởi da và là một phần phụ của da, nhưng các bệnh về móng tay có sự phân loại riêng biệt vì chúng có các dấu hiệu và triệu chứng riêng. Một số tình trạng móng tay có dấu hiệu nhiễm trùng hoặc viêm nhiễm có thể cần được điều trị y tế.
Một số thay đổi ở móng tay có thể do bệnh lý gây ra, vì vậy bạn nên gặp bác sĩ nếu có bất kỳ triệu chứng nào sau đây:
Bạn có thể xem thêm: Nhìn móng tay đoán bệnh: các dấu hiệu bạn cần chú ý
Viêm quanh móng thường là kết quả của vi khuẩn xâm nhập vào da thông qua các vết cắt ở lớp biểu bì và nếp gấp móng (vùng da quanh móng). Hầu hết các bệnh nhiễm trùng móng tay đều đáp ứng tốt khi điều trị với kháng sinh. Bệnh cũng thường không gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, một số nguyên nhân gây ra các bệnh về móng tay bao gồm:
Móng tay bình thường có màu hồng nhạt, phần móng dài ra sẽ có màu trắng. Nếu màu móng tay thay đổi bất thường có thể là do:
Viêm quanh móng thường do vi khuẩn xâm nhập vào vùng da xung quanh móng tay gây ra. Bệnh phổ biến hơn ở những người có thói quen cắn móng tay, cắt móng tay không đúng cách, bị bệnh chàm hoặc người thường xuyên bị thương nhẹ ở ngón tay.
Khi vi khuẩn xâm nhập sẽ khiến vùng da ở xung quanh móng dày, sưng đau và đỏ nhẹ. Nguyên nhân là do sự kết hợp của các yếu tố bao gồm kích ứng hóa học, dị ứng và điều kiện ẩm ướt ở móng làm tăng nguy cơ móng bị nhiễm nấm mãn tính. Trong nhiều trường hợp, móng tay sẽ bị biến dạng và đổi màu.
Móng tay có thể bị thương, dẫn đến:
Ly móng là một thuật ngữ y khoa để chỉ tình trạng phần phiến móng bên trên bị tách ra khỏi phần giường móng bên dưới do nhiễm trùng hoặc chấn thương.
Móng tay sẽ hơi ngả vàng hoặc hơi trắng. Các nguyên nhân gây ly móng gồm:
Tình trạng này đặc trưng bởi việc thân móng không mọc thẳng mà mọc ngược lại, cắm sâu vào da ở hai bên khóe móng gây đau và nhiễm trùng. Móng mọc ngược thường phổ biến ở người có móng phần đầu móng tay quá nhọn hoặc nếu móng không được cắt chính xác.
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này, như chấn thương, mang giày dép chật, cắt móng chân quá ngắn, v.v.
Thực tế, móng dày thường liên quan chủ yếu đến tuổi tác nhưng đôi khi nó cũng do một số vấn đề gây ra như:
Các đường vân dọc trên móng tay có thể do một số tình trạng sức khỏe gây ra, chẳng hạn như:
Móng tay có thể bong gãy thành các lớp khi nó phát triển, do:
Móng tay có thể bị biến dạng do chấn thương hoặc nhiễm nấm. Chấn thương giường móng buộc móng phải phát triển một cách bất thường. Các dạng móng bị biến dạng gồm:
Các tình trạng dị ứng hoặc tự miễn có thể biểu hiện qua những thay đổi ở móng tay như:
Khi rửa tay, bạn phải luôn dùng xà phòng để chà rửa sạch móng.
Việc cắn móng tay sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi trùng xâm nhập vào cơ thể qua đường miệng và khiến bạn bị bệnh. Ngoài ra, nếu vùng da xung quanh móng bị rách sẽ khiến bạn có nguy cơ bị nhiễm trùng. Thay vì cắn móng tay, bạn chỉ cần cắt nó đi.
Sau khi rửa tay sạch sẽ, bạn cần làm khô tay hoàn toàn để vi khuẩn và nấm không thể phát triển trong môi trường ẩm ướt và móng sẽ khó bị gãy hơn.
Bạn cũng nên mang găng tay khi lau chùi nhà tắm hoặc rửa bát, thường xuyên thay găng tay đặc biệt nếu bạn cảm thấy ẩm và đầy mồ hôi.
Móng tay dài dễ bị gãy và vi khuẩn có thể sống dưới móng. Do đó bạn nên thường xuyên cắt ngắn móng, nhưng tránh cắt quá sâu vào các cạnh của móng để ngăn chặn móng chân mọc ngược.
Nếu móng tay quá dày thì làm sao? Sau khi ngâm chúng trong nước muối, bạn có thể làm mềm chúng bằng kem dưỡng da có chứa urê hoặc axit lactic để dễ dàng cắt móng.
Nếu bạn thường xuyên ghé thăm tiệm làm móng, thì tốt nhất nên chuẩn bị một bộ dụng cụ làm móng riêng để có thể làm sạch và vệ sinh chúng ở nhà. Điều này cũng giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng hoặc lây nhiễm bệnh từ người khác khi dùng chung các dụng cụ làm móng.
Da xung quanh móng tay đóng vai trò là một rào cản tự nhiên ngăn chặn vi trùng xâm nhập và gây nhiễm trùng cho cơ thể. Do đó, bạn không nên cắt bỏ phần da đó trong lúc làm móng nhé.
Những nguyên nhân chính nào gây ra các bệnh về móng tay?
Chấn thương, nhiễm trùng và các tình trạng da như bệnh chàm và bệnh vẩy nến là một số nguyên nhân chính gây ra rối loạn móng tay.
Các bệnh về móng tay nào là điển hình nhất?
Ba bệnh về móng tay phổ biến nhất là móng giòn, viêm quanh móng mãn tính đơn giản và ly móng.
Làm thế nào để biết bạn bị nhiễm nấm móng?
Móng tay có thể trở nên dày hơn ở một số nơi và đổi màu. Móng tay cũng có thể trở nên giòn và dễ gãy. Nhiễm nấm móng đôi khi có thể bắt đầu ở rìa móng tay và lan đến giữa móng tay.
Miễn trừ trách nhiệm
Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Tham vấn y khoa:
Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh
Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!