1. Suy giáp do viêm tuyến giáp Hashimoto
Nguyên nhân phổ biến nhất của suy giáp là do bệnh tự miễn dịch được gọi là viêm tuyến giáp Hashimoto. Bệnh này khiến hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công nhầm mô tuyến giáp gây viêm. Nghĩa là, cơ thể đang tạo ra các kháng thể tự phá hủy tuyến giáp. Kết quả là, tuyến giáp không thể tạo đủ hormone tuyến giáp.
Hầu hết các trường hợp suy giáp do viêm tuyến giáp Hashimoto đều không thể chữa khỏi, nhưng việc điều trị có thể làm chậm sự tiến triển của bệnh và ngăn chặn sự phá hủy tuyến giáp. Để làm được điều này, cần phải tìm ra nguyên nhân và điều trị sớm suy giáp. Mặt khác, nếu điều trị trễ, tuyến giáp bị bệnh tự miễn phá hủy trong một thời gian quá dài, ví dụ như sau 5 – 10 năm bị suy giáp, người bệnh sẽ phải dùng thuốc điều trị tuyến giáp trong suốt phần đời còn lại.
Việc điều trị suy giáp do viêm tuyến giáp Hashimoto có thể khá phức tạp, nhưng khi kết hợp với việc thay đổi chế độ ăn uống và lối sống, suy giáp sẽ sớm trở về bình giáp. Tuy nhiên, mặc dù một số trường hợp có thể phục hồi chức năng của tuyến giáp, các kháng thể kháng tuyến giáp thường vẫn còn, dẫn đến nguy cơ tái phát suy giáp.
2. Suy giáp do thiếu hụt chất dinh dưỡng có chữa khỏi được không?

Tuyến giáp cần ít nhất 13 dưỡng chất khác nhau để sản xuất, kích hoạt và sử dụng hormone tuyến giáp. Sự thiếu hụt bất kỳ chất nào trong số 13 dưỡng chất này đều có thể dẫn đến suy giáp. Tuy nhiên, đây được xem là tình huống lý tưởng nhất và khá dễ dàng để chữa khỏi suy giáp. Tình trạng rối loạn này có thể nhẹ hoặc nặng tùy thuộc vào mức độ thiếu hụt chất dinh dưỡng. Trong trường hợp này, câu trả lời cho câu hỏi “suy giáp có chữa khỏi được không?” là có thể. Việc bổ sung đủ dưỡng chất còn thiếu cho cơ thể, tình trạng suy giáp có thể được kiểm soát.
Mặc dù đây không phải là nguyên nhân phổ biến gây ra suy giáp, nhưng sự thiếu hụt chất dinh dưỡng dẫn đến suy giáp vẫn thường xảy ra ở nhiều người. Bởi vì chế độ ăn uống là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng chính, nên có thể dễ dàng nhận thấy rằng thực phẩm chế biến sẵn có thể không có các chất dinh dưỡng mà cơ thể thực sự cần. Điều này khiến nhiều người bị thiếu hụt chất dinh dưỡng dưới mức tối ưu, từ đó có thể tác động tiêu cực đến chức năng tuyến giáp.
Một ví dụ điển hình của thiếu hụt chất dinh dưỡng gây ra suy giáp là thiếu i ốt. I ốt rất cần thiết cho việc sản xuất hormone tuyến giáp. Nếu không có đủ i ốt thì cơ thể không thể sản xuất hormone tuyến giáp, dẫn đến nguy cơ bị suy giáp. Tuy nhiên, tình trạng thiếu i ốt hoàn toàn có thể điều trị được. Việc bổ sung i ốt sẽ giúp cải thiện chức năng tuyến giáp rất nhanh. Ngoài ra, một số sự thiếu hụt chất dinh dưỡng khác có thể gây ra suy giáp, bao gồm thiếu kẽm, thiếu selen hoặc thiếu tyrosine.
3. Suy giáp do tổn thương tuyến yên hoặc vùng dưới đồi
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!