backup og meta

Bị đau ngực bên trái ở nữ: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Bị đau ngực bên trái ở nữ: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Đau ngực trái là trường hợp khá phổ biến ở phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt, tiền mãn kinh và mãn kinh. Thông thường, phụ nữ thường bị đau cả hai bên ngực. Tuy nhiên, tình trạng bị đau ngực bên trái ở nữ cũng tiềm ẩn nhiều bệnh lý nguy hiểm. 

Khi phụ nữ bị đau một bên ngực trái được xem là dấu hiệu bất thường và có tiềm ẩn dấu hiệu bệnh lý. Nếu bạn cũng đang bị đau ngực trái thì hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu các nguyên nhân dẫn đến tình trạng này nhé.

Đau ngực bên trái là tình trạng gì?

Bị đau ngực bên trái ở nữ có thể là triệu chứng của vấn đề ở phổi, tim mạch, cơ xương hoặc hệ tiêu hóa. Khi bị đau ngực trái thông thường bạn sẽ liên tưởng ngay đến các vấn đề về tim mạch.

Tuy nhiên, nếu chỉ đau ngực trái mà không bị khó thở hoặc có các dấu hiệu đau tim thì có thể đó là triệu chứng của các bệnh khác. Hello Bacsi sẽ cùng bạn tìm hiểu các nguyên nhân khác cũng khiến nữ giới bị đau ngực trái.

Bị đau ngực bên trái ở nữ: Nguyên nhân do đâu? 

Dưới đây là các nguyên nhân dẫn đến bị đau ngực trái ở nữ mà bạn có thể gặp phải:

1. Các vấn đề về tim và mạch máu

bị đau ngực bên trái ở nữ

Các vấn đề về tim hoặc mạch máu thường liên quan đến quá trình lưu thông máu. Sự tắc nghẽn mạch máu hoặc thành mạch yếu chỉ là một trong những nguyên nhân gây đau ngực bên trái ở nữ.

Dưới đây là các trường hợp bạn có thể gặp phải:

  • Đau tim: Cơ tim chết khi không thể nhận đủ oxy do tắc nghẽn động mạch vành nên không nhận đủ máu. Điều này thường biểu hiện dưới dạng đau hoặc cảm thấy nặng ở bên ngực trái.
  • Bóc tách động mạch vành: Thành động mạch vành có thể bị rách dẫn đến một vùng bị phình ra và làm tắc nghẽn động mạch. Điều này có thể gây ra áp lực dẫn đến đau tim và bị đau ngực bên trái ở nữ.
  • Viêm màng ngoài tim: Nhiễm trùng hoặc nguyên nhân khác có thể gây viêm ở màng xung quanh tim dẫn đến bị đau ngực bên trái ở nữ. Cơn đau có thể lan đến vai và cánh tay trái. Thậm chí, cơn đau có thể tệ hơn khi bạn nằm xuống hoặc khi hít thở sâu.
  • Bệnh cơ tim phì đại: Các thành cơ của tâm thất bơm máu (hoặc buồng tim phía dưới) trở nên dày và cứng. Điều này dẫn đến không nhận đủ máu vào hoặc bơm máu ra khỏi buồng tim. Do đó, tim không nhận được máu và oxy. Bệnh cơ tim phì đại thường do ảnh hưởng bởi gene di truyền.
  • Phình động mạch chủ: Máu di chuyển vào phần yếu của thành động mạch chủ khiến nó phình ra. Nếu không điều trị tình trạng này thì có thể khiến thành mạch chủ bị vỡ ra dẫn đến bị đau ngực bên trái ở nữ hoặc bụng. 
  • Hở van hai lá: Van tim 2 lá là lá van ngăn cách giữa tâm nhĩ trái và tâm thất trái. Bình thường ở thì tâm thu (tâm thất co bóp), van hai lá sẽ đóng lại để ngăn máu không chảy ngược lại tâm nhĩ; trong trường hợp hở van hai lá thì van này không đóng kín được hoàn toàn. Khi bạn bị hở van tim hai lá thì máu có thể chảy ngược trở lại buồng tim nơi vừa bơm máu đến.
  • Bệnh động mạch vành: Sự tích tụ cholesterol có thể thu hẹp lòng mạch máu và chặn các mạch máu dẫn đến máu không di chuyển đến tim. Tình trạng này thường tệ hơn khi bạn tập thể dục vì không thể cung cấp đủ máu đến cơ tim khiến động mạch vành bị tắc nghẽn. Tuy nhiên, bạn sẽ cảm thấy tình trạng này đỡ hơn khi nghỉ ngơi.
  • Bóc tách động mạch chủ: Thành động mạch chủ có thể bị làm cho các lớp của thành động mạch tách ra khỏi nhau. Tình trạng bóc tách động mạch chủ dẫn đến bị đau ngực bên trái ở nữ dữ dội như bị xé toạc mà không có dấu hiệu cảnh báo trước. Cơn đau này có thể xuất hiện ở ngực trái, lưng và giữa hai bả vai. 

2. Các vấn đề về tiêu hóa

bị đau ngực bên trái ở nữ

Một số bệnh về hệ tiêu hóa có thể dẫn đến tình trạng bị đau ngực bên trái ở nữ như:

  • Chứng co thắt thực quản: Sự co cơ trơn bất thường của thực quản có thể tạo ra cảm giác nóng rát và bị ép ở ngực trái.
  • Viêm tụy: Viêm tuyến tụy có thể khiến bạn đau dữ dội ở vùng bụng trên. Tình trạng này cũng có thể khiến bạn cảm thấy buồn nônnôn mửa.
  • Viêm dạ dày: Viêm dạ dày do nhiều nguyên nhân có thể khiến đau ngực dưới bên trái ở nữ. Ngoài ra, bạn còn cảm thấy khó chịu ở bụng và bị nôn mửa.
  • Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD): GERD do lượng axit dư thừa trong dạ dày trào ngược lên thực quản gây cảm giác nóng rát ở ngực dẫn đến bị đau ngực bên trái ở nữ.
  • Thoát vị hoành: Vì một lý do nào đó mà một phần dạ dày lại đi qua một lỗ trên cơ hoành. Điều này làm giảm lưu lượng máu dẫn đến dạ dày nên khiến nữ giới bị đau ngực ở bên trái và gặp khó khăn khi nuốt.

3. Các vấn đề về phổi

bị đau ngực bên trái ở nữ

Các vấn đề dẫn đến bệnh lý liên quan đến phổi cũng có thể dẫn đến nữ giới bị đau ngực ở bên trái.

Dưới đây là một số bệnh lý ở phổi có thể bị đau ngực trái ở nữ giới:

  • Hen suyễn: Các chất gây dị ứng hoặc chất kích thích có thể làm cho đường thở bị thu hẹp tạm thời gây khó thở. Ngoài ra, bạn có thể cảm thấy bị tức ngực, ho và thở khò khè.
  • Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD): Bạn có thể gặp phải các vấn đề ở túi khí và niêm mạc đường thở dẫn đến đau tức ngực trái và khó thở.
  • Viêm phổi: Nếu bạn có hệ miễn dịch kém thì có thể dễ bị nhiễm trùng phổi. Nhiễm trùng này có thể làm cho bạn bị đau ngực trái hoặc phải kèm theo các dấu hiệu như bị sốt, ớn lạnhho có chất nhầy.
  • Thuyên tắc phổi: Cục máu đông từ nơi khác trong cơ thể có thể bị mắc kẹt trong động mạch phổi bên trong phổi. Thuyên tắc phổi có thể dẫn đến việc phụ nữ bị đau nhói ngực ở bên trái, khó thở và đau nhói nhất khi thở hít vào.
  • Viêm màng phổi: Nhiễm trùng hoặc viêm màng xung quanh phổi thường dẫn đến bị đau ngực bên trái ở nữ giới và nam giới. Tình trạng này còn trở nên nghiêm trọng hơn khi bạn ho hoặc thở sâu. Viêm màng phổi còn có thể dẫn đến tình trạng đau ở vai.
  • Tràn khí màng phổi (xẹp phổi): Tràn khí màng phổi là bệnh lý xảy ra khi trong khoang màng phổi bị tích tụ khí làm cho phổi bị xẹp thụ động, ảnh hưởng đến chức năng hô hấp của cơ thể. Nếu không nhận ra các dấu hiệu tràn khí màng phổi, bạn có thể cảm thấy bị đau nhói ở ngực, cổ và vai.
  • Tăng áp động mạch phổi: Một số rối loạn có thể gây ra tăng áp lực huyết áp cao trong động mạch phổi khiến máu chạy đến phổi để trao đổi carbon dioxide và lấy đi oxy ít hơn. Tình trạng này có thể dẫn đến bị đau ngực bên trái ở nữ vì tăng huyết áp khiến tim gặp khó khăn khi đẩy máu qua các mạch máu bị thu hẹp.

4. Các vấn đề về cơ xương

bị đau ngực bên trái ở nữ

Phụ nữ bị đau ngực ở bên trái cũng có thể do các vấn đề về cơ xương như:

  • Viêm sụn sườn: Viêm sụn nối xương sườn với xương ức có thể dẫn đến tình trạng bị đau ngực bên trái ở nữ.
  • Xương sườn bị gãy: Tai nạn có thể làm gãy xương sườn – bộ phận có nhiệm vụ bảo vệ phần ngực của bạn. Điều này khiến bạn cảm thấy rất đau ở bên ngực bị gãy xương trong vài tuần, nhất là khi hít thở sâu. 

5. Các bệnh lý khác có thể dẫn đến bị đau ngực trái ở nữ

  • Ung thư phổi: Bị đau ngực trái ở nữ có thể do ung thư phổi. Tình trạng này có thể đau hơn khi bạn ho, cười hoặc hít thở sâu.
  • Bệnh zona: Vi-rút gây bệnh thủy đậu mà bạn từng mắc phải khi còn nhỏ có thể hoạt động trở lại khi trên 50 tuổi. Tình trạng này được gọi là bệnh zona gây đau đớn trên da ở phần trên cơ thể. Bệnh lý thường phát triển ở một phần nhất định của một bên ngực, có thể là ngực trái.

Phụ nữ bị đau ngực ở bên trái nên đi khám khi có dấu hiệu nào? 

bị đau ngực bên trái ở nữ

Sau khi tìm hiểu các nguyên nhân dẫn đến bị đau ngực bên trái ở nữ, nếu nhận thấy tình trạng này ngày càng trở nặng kèm theo các dấu hiệu bất thường thì nên đi khám sức khỏe ngay. Dưới đây là các dấu hiệu đau ngực trái nghiêm trọng mà chị em cần đến bệnh viện ngay.

Bị đau ngực trái ở nữ được điều trị như thế nào?

Tùy vào từng nguyên nhân dẫn đến bị đau ngực trái ở nữ mà bác sĩ sẽ đưa ra các phương pháp điều trị các khác nhau dưới đây:

  • Uống thuốc: Trong trường hợp bị mắc các bệnh tim mạch và phổi ở mức độ nhẹ thì bác sĩ có thể chỉ định cho bạn uống thuốc.
  • Phẫu thuật, xạ trị hoặc hóa trị: Riêng với trường hợp bị ung thư phổi thì bác sĩ có thể chỉ định bạn phải phẫu thuật, xạ trị hoặc hóa trị.
  • Phẫu thuật: Đối với các trường hợp nghiêm trọng liên quan đến tim mạch, phổi và tiêu hóa thì bác sĩ có thể chỉ định bạn cần phải phẫu thuật.
Các vấn đề khiến phụ nữ bị đau ngực ở bên trái liên quan đến tim và phổi thì cần phải được điều trị sớm nhất có thể. Vì đây là các nguyên nhân gây cản trở quá trình lưu thông máu và oxy đến các cơ quan và mô tế bào. Các tình trạng này nếu không được điều trị thì có thể dẫn đến tử vong.

Cách ngăn ngừa đau ngực trái gây cho phụ nữ 

bị đau ngực bên trái ở nữ

Để giúp bạn ngăn ngừa tình trạng bị đau ngực trái ở nữ thì có thể áp dụng các bí quyết sau:

1. Trong chế độ ăn uống

2. Trong chế độ sinh hoạt hàng ngày

  • Tập thể dục đều đặn, khoảng 5 lần/tuần
  • Không sử dụng thuốc lá và các chất kích thích
  • Duy trì cân nặng phù hợp với thể trạng sức khỏe 
  • Kiểm soát huyết áp cao, tiểu đườngcholesterol cao 

3. Can thiệp các phương pháp y khoa

Như vậy, tình trạng bị đau ngực bên trái ở nữ có kèm các dấu hiệu bất thường có thể là nguyên nhân tiềm ẩn của các bệnh lý liên quan đến tim mạch, phổi, tiêu hóa, cơ xương… Nếu thấy dấu hiệu đau ngực trái kèm triệu chứng bất thường thì nên đi khám sức khỏe ngay bạn nhé.

[embed-health-tool-ovulation]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

1. Left-Side Chest Pain
https://my.clevelandclinic.org/health/symptoms/25119-left-side-chest-pain
Truy cập ngày 30/07/2024

2. Why Does My Chest Hurt? 3 Signs It Might Not Be a Heart Attack
https://health.clevelandclinic.org/3-types-of-chest-pain-that-wont-kill-you
Truy cập ngày 30/07/2024

3. Breast pain
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/breast-pain/symptoms-causes/syc-20350423
Truy cập ngày 30/07/2024

4. Chest pain
https://www.nhs.uk/conditions/chest-pain/
Truy cập ngày 30/07/2024

5. Symptoms and Diagnosis of Pericarditis
https://www.heart.org/en/health-topics/pericarditis/symptoms-and-diagnosis-of-pericarditis
Truy cập ngày 30/07/2024

Phiên bản hiện tại

19/08/2024

Tác giả: Nguyễn Thụy Ngọc Quỳnh

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Văn Thu Uyên

Cập nhật bởi: Nguyễn Thụy Ngọc Quỳnh


Bài viết liên quan

Rối loạn tiêu hóa là bệnh gì?

3 cách chẩn đoán viêm phổi bạn cần biết


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Văn Thu Uyên

Sản - Phụ khoa · Bệnh viện Phụ sản Hà Nội


Tác giả: Nguyễn Thụy Ngọc Quỳnh · Ngày cập nhật: 4 tuần trước

ad iconQuảng cáo
app promote banner

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo