Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Tràn khí màng phổi xảy ra khi có không khí tràn vào giữa phổi và thành ngực. Tràn khí màn phổi có 2 loại là tràn khí màn phổi tự phát (đột ngột xảy ra ở người khỏe mạnh, chưa có tiền sử bị bệnh) và tràn khí màn phổi thứ phát (xuất hiện từ các biến chứng khác về phổi). Nếu không được chữa trị kịp thời, bệnh có thể gây tử vong.
Các triệu chứng tràn khí màn phổi thường gặp nhất là thở nhanh và đau nhói ở ngực, đặc biệt là khi hít vào và thở ra. Ngoài ra còn có các triệu chứng khác như:
Có thể có các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Nên gọi bác sĩ hoặc đến bệnh viện nếu bạn đột ngột thở gấp hoặc cảm thấy khó thở. Cơ địa và tình trạng bệnh lý có thể khác nhau ở nhiều người. Hãy luôn thảo luận với bác sĩ để được chỉ định phương pháp chẩn đoán, điều trị và xử lý tốt nhất dành cho bạn.
Hiện nay, các nhà khoa học vẫn chưa xác định được nguyên nhân gây nên tràn khí màng phổi tự phát. Tuy nhiên, họ cho rằng nguyên nhân có thể do các bóng khí bị vỡ làm khí thoát ra và ứ đọng lại trong phổi. Tràn khí màng phổi theo cách này đôi khi có tính chất di truyền.
Trong khi đó, tràn khí màng phổi thứ phát xuất hiện khi bạn đã từng mắc phải các bệnh phổi trước đó (hen suyễn, lao, ho gà, tắc nghẽn phổi mãn tính COPD,…). Ngoài ra, các chấn thương ở phổi hoặc ở ngực cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến tràn khí màng phổi.
Tràn khí màng phổi thường xảy ra ở độ tuổi từ 20 đến 40 tuổi, đặc biệt là thường gặp ở những người cao và gầy. Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết đối với trường hợp của bạn.
Có rất nhiều yếu tố có thể làm tăng nguy cơ bị tràn khí màng phổi, bao gồm:
Không có các yếu tố nguy cơ bệnh không có nghĩa là bạn không thể mắc bệnh. Những dấu hiệu trên chỉ mang tính tham khảo. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa để biết thêm chi tiết.
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Điều trị bệnh phụ thuộc vào mức độ tràn khí màng phổi và nguyên nhân gây bệnh. Tràn khí màng phổi nhẹ có thể điều trị bằng cách để cơ thể tự hít thở. Đối với tràn khí màng phổi nặng hơn, một ống tiêm hoặc ống dẫn lưu có thể được đặt vào ngực để lấy không khí ra. Nếu lỗ thủng lớn, bạn có thể phải giữ nguyên ống trong vài ngày để giữ cho phổi phồng ra cho tới khi lỗ thủng lành lại. Trong trường hợp các phương pháp trên vẫn không giải quyết được, bạn sẽ phải phẫu thuật để ngăn khí tiếp tục tràn vào phổi.
Bác sĩ sẽ xem tiền sử bệnh và khám tổng quát. Bác sĩ sẽ nghe tiếng thở bằng ống nghe. Chụp X-quang ngực có thể chẩn đoán được tràn khí màng phổi. Ngoài ra, bác sĩ sẽ có thể kiểm tra lượng oxy trong máu của bạn và kiểm tra tim bằng điện tâm đồ để xác định xem bạn có bị tràn khí màng phổi không.
Những thói quen sinh hoạt và phong cách sống dưới đây sẽ giúp bạn hạn chế diễn tiến tràn khí màng phổi:
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Ferri, Fred. Ferri’s Netter Patient Advisor. Philadelphia, PA: Saunders / Elsevier, 2012. Bản tải về
Porter, R. S., Kaplan, J. L., Homeier, B. P., & Albert, R. K. (2009). The Merck manual home health handbook. Whitehouse Station, NJ, Merck Research Laboratories. Trang 520
Pneumothorax. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/pneumothorax/basics/definition/con-20030025. Ngày truy cập 28/09/2015
Pneumothorax. https://www.nlm.nih.gov/medlineplus/ency/article/000087.htm. Ngày truy cập 28/09/2015