3. Xét nghiệm chẩn đoán viêm phổi

Cách chẩn đoán viêm phổi sẽ được thực hiện sau khi qua kiểm tra những bước trên. Nếu bác sĩ nghi ngờ bạn bị viêm phổi, bạn có thể được đề nghị thực hiện một hoặc nhiều xét nghiệm viêm phổi sau đây:
• X quang phổi: X quang ngực là xét nghiệm tốt nhất để chẩn đoán viêm phổi. Tuy nhiên, xét nghiệm này sẽ không cho bác sĩ biết loại vi trùng nào gây ra viêm phổi.
• Xét nghiệm máu: Xét nghiệm công thức máu, còn gọi là huyết đồ (CBC = Complete blood count) để kiểm tra hệ thống miễn dịch có đang chống lại nhiễm trùng hay không. Xét nghiệm cấy máu để kiểm tra tình trạng nhiễm vi khuẩn đã lan vào máu hay không.
• Xét nghiệm đờm: Bác sĩ có thể thu thập mẫu đờm từ việc nhổ hoặc dịch nhầy từ sâu trong phổi, gửi mẫu đến phòng thí nghiệm để kiểm tra. Điều này có thể giúp bác sĩ tìm ra nếu vi khuẩn gây viêm phổi để lên kế hoạch điều trị cụ thể.
• Chụp cắt lớp vi tính ngực (CT): Để cho thấy hình ảnh chi tiết hơn hoặc kiểm tra các biến chứng như áp xe phổi hoặc tràn dịch màng phổi.
• Nuôi cấy dịch màng phổi: Đối với xét nghiệm này, bác sĩ sẽ lấy mẫu chất lỏng từ khoang màng phổi (một khoảng trống mỏng giữa hai lớp mô lót phổi và khoang ngực) để kiểm tra vi khuẩn có thể gây viêm phổi.
• Đo oxy xung (pulse oximetry): Xét nghiệm này sử dụng một cảm biến nhỏ được gắn vào ngón tay hoặc tai để ước tính lượng oxy trong máu. Viêm phổi có thể ngăn ngừa lượng oxy đi vào máu.
• Nội soi phế quản: là một thủ thuật xét nghiệm để nhìn vào bên trong đường thở của phổi. Đồng thời thu thập các mẫu chất lỏng từ vị trí viêm phổi hoặc lấy sinh thiết mô phổi nhỏ để giúp tìm ra nguyên nhân gây viêm phổi.

Sau khi chẩn đoán viêm phổi và nhận biết nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ có thể chỉ định một số cách điều trị viêm phổi sau đây:
• Dùng thuốc theo chỉ định: Bác sĩ có thể chỉ định thuốc kháng sinh, thuốc kháng virus, thuốc kháng nấm tùy theo tình trạng bệnh. Bên cạnh đó có thể sử dụng một số loại thuốc cải thiện triệu chứng như thuốc giảm ho, thuốc giảm đau hạ sốt…
• Lối sống lành mạnh: Bạn cần nghỉ ngơi, uống nhiều nước cùng chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng. Tránh các thói quen xấu như hút thuốc lá, uống rượu bia, tự ý bỏ liều hoặc dùng thuốc không theo chỉ định bác sĩ.
• Thực hiện biện pháp phòng ngừa: Bạn nên đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên, tiêm vắc xin để phòng ngừa tình trạng lây nhiễm viêm phổi.
Viêm phổi nếu không được điều trị hoặc điều trị không đúng cách có thể dẫn đến những biến chứng viêm phổi nguy hiểm như phù phổi cấp, nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não, tràn dịch màng phổi…
Việc chẩn đoán viêm phổi là cách giúp phát hiện cũng như xác định được căn nguyên gây bệnh. Đây là tiền đề giúp cho quá trình điều trị bệnh viêm phổi diễn ra hiệu quả và nhanh chóng hơn, vì thế bạn hãy thăm khám bác sĩ ngay khi phát hiện các triệu chứng bệnh nhé!
Hoàng Trí | HELLO BACSI