Cho đến nay, các nhà nghiên cứu vẫn chưa biết được nguyên nhân khiến virus tái hoạt trở lại. Tuy nhiên, tình trạng này có thể là do cơ thể bị suy giảm miễn dịch hoặc khi bạn già đi.
>> Bạn có thể xem thêm: Bệnh zona thần kinh có lây không?
Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh zona (zona thần kinh) là gì?
Hầu hết các trường hợp chỉ bị bệnh zona một lần trong đời, nhưng đôi khi cũng có người gặp phải nhiều lần. Các yếu tố nguy cơ, bao gồm:
- Độ tuổi: Bệnh zona thường gặp nhất ở những người lớn hơn 50 tuổi. Nguy cơ này tăng theo tuổi tác. Một số chuyên gia ước tính rằng khoảng 50% người từ 60 tuổi trở lên sẽ mắc phải zona thần kinh.
- Hệ miễn dịch suy yếu: Chẳng hạn như bị HIV/AIDS, ung thư, đang hóa, xạ trị ung thư; cấy ghép nội tạng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh zona do cơ thể giảm sức đề kháng đối với virus.
- Lây từ người khác: Khi bạn tiếp xúc với người bị zona hoặc thủy đậu, bạn có nguy cơ nhiễm virus. Virus sẽ khiến bạn mắc bệnh thủy đậu trước, sau này mới bị zona thần kinh.

Chẩn đoán và điều trị
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những kỹ thuật y tế dùng để chẩn đoán bệnh zona (zona thần kinh, giời leo)
Hầu hết các ca bệnh có thể được chẩn đoán bằng khám lâm sàng. Do đó, nếu bác sĩ nghi ngờ bạn mắc bệnh zona, họ sẽ thực hiện khám ban đỏ và mụn nước. Họ có thể hỏi về bệnh sử và yêu cầu bạn thực hiện một số xét nghiệm khi cần.
Trong vài trường hợp, bác sĩ sẽ sử dụng tăm bông vô trùng để thu thập mẫu mô da hoặc chất dịch trong mụn nước. Các mẫu này sau đó được gửi đến phòng thí nghiệm để xác nhận sự hiện diện của virus.
Những phương pháp điều trị zona (zona thần kinh, giời leo)
Đáng chú ý là cho đến nay vẫn chưa có thuốc đặc trị cho bệnh zona (zona thần kinh). Tuy nhiên. việc điều trị kịp thời bằng các thuốc kháng virus theo toa có thể tăng tốc độ lành bệnh và giảm nguy cơ biến chứng. Những thuốc uống bao gồm:
- Acyclovir.
- Valacyclovir.
- Famciclovir.
- Thuốc bôi ngoài da: dung dịch dimethyl sulfoxide (DMSO) và idoxuridine, là 1 thuốc kháng virus, có thể làm giảm sưng và giảm số lượng mụn nước.
Bệnh zona (zona thần kinh) có thể gây đau dữ dội hay châm chích khó chịu, ngoài thuốc giảm đau, bác sĩ có thể kê đơn:
- Kem capsaicin dán tại chỗ.
- Thuốc chống co giật, như gabapentin.
- Thuốc chống trầm cảm ba vòng, chẳng hạn như amitriptyline.
- Thuốc tê như lidocain, dạng kem, gel, thuốc xịt hay miếng dán.
- Các chế phẩm có chứa thuốc giảm đau gây nghiện như codeine.
- Thuốc tiêm bao gồm corticosteroid và thuốc tê tại chỗ.
Bà bầu bị zona thần kinh bôi thuốc gì? Đối với bà bầu bị zona thần kinh, bác sĩ có thể kê đơn một số thuốc kháng virus an toàn để dùng trong thời kỳ mang thai như acyclovir, valacyclovir hoặc famciclovir.
>> Bạn có thể xem thêm: Bà bầu bị zona thần kinh có ảnh hưởng đến thai nhi? Cách điều trị là gì?
Ngoài ra, để giảm tình trạng ngứa và đau do zona, bạn có thể tắm nước mát hoặc sử dụng gạc mát đắp lên các bóng nước, thư giãn, tránh căng thẳng, lo lắng. Cố gắng tránh gãi sẽ dễ khiến mụn nước bị nhiễm trùng, lâu lành và để lại sẹo xấu.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!