Nếu có hệ thống miễn dịch yếu thì khi bạn cảm thấy sốt, khó thở hoặc ho ra máu, hãy tìm kiếm sự chăm sóc y tế khẩn cấp ngay lập tức.
Những người trên 65 tuổi, trẻ em dưới 2 tuổi, những người có bệnh mãn tính hoặc hệ thống miễn dịch bị tổn thương nên đi điều trị ngay nếu gặp bất kỳ triệu chứng nào của nhiễm trùng phổi.
Nguyên nhân

Nguyên nhân gây ra nhiễm trùng phổi là gì?
Nhiều người nhiễm trùng phổi là gì
Viêm phế quản, viêm phổi và viêm tiểu phế quản là ba loại nhiễm trùng phổi thường do virus hoặc vi khuẩn gây ra.
Các vi sinh vật chịu trách nhiệm cho viêm phế quản bao gồm:
- Các loại virus như virus cúm hoặc virus hợp bào hô hấp (RSV)
- Các vi khuẩn như Mycoplasma pneumoniae, Chlamydia pneumoniae và Bordetella
Các vi sinh vật phổ biến nhất chịu trách nhiệm về viêm phổi bao gồm:
- Các vi khuẩn như Streptococcus pneumonia (phổ biến nhất), Haemophilusenzae và Mycoplasma pneumonia
- Các loại virus như virus cúm hoặc RSV
Hiếm khi nhiễm trùng phổi do nấm gây ra, nhưng một số loại nấm như Pneumocystis jirovecii, Aspergillus hoặc Histoplasma capsulatum cũng gây ra nhiễm trùng phổi.
Nhiễm trùng phổi do nấm chỉ phổ biến ở những người bị ức chế miễn dịch như ung thư, HIV hoặc do dùng thuốc ức chế miễn dịch.
Chẩn đoán và điều trị
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những kỹ thuật y tế nào giúp chẩn đoán nhiễm trùng phổi?
Trước tiên, bác sĩ sẽ lấy thông tin tiền sử bệnh và hỏi về các triệu chứng của bệnh nhân.
Bác sĩ cũng sẽ hỏi những câu hỏi về nghề nghiệp, các chuyến du lịch gần đây hoặc đã tiếp xúc với động vật nào.
Cuối cùng, bác sĩ đo nhiệt độ và nghe ngực của bạn bằng ống nghe để kiểm tra âm thanh.
Các cách phổ biến khác để chẩn đoán nhiễm trùng phổi bao gồm:
- Xét nghiệm bằng hình ảnh: chẳng hạn như chụp X-quang ngực hoặc CT
- Phế dung kế: một công cụ đo lường mức độ và tốc độ hít vào không khí
- Đo oxy trong mạch: để đo mức oxy trong máu
- Lấy mẫu chất nhầy hoặc nước mũi để xét nghiệm
- Cấy máu
- Công thức máu (CBC)
- Lấy mẫu ở họng để xét nghiệm
Những phương pháp điều trị nhiễm trùng phổi

Kháng sinh không có tác dụng đối với virus, vì vậy hầu hết bệnh nhân chỉ phải đợi cơ thể tự mình chống lại sự lây nhiễm. Hệ thống miễn dịch sẽ tự loại bỏ nhiễm trùng phổi do virus theo thời gian. Thuốc kháng sinh được sử dụng để điều trị nhiễm trùng phổi do vi khuẩn.
Nhiễm trùng phổi do nấm sẽ cần điều trị bằng thuốc kháng nấm như ketoconazole hoặc voriconazole.
Ngoài ra, người bệnh cũng chống lại nhiễm trùng và giúp bản thân thoải mái hơn với các biện pháp chăm sóc tại nhà sau đây:
- Uống acetaminophen hoặc ibuprofen để hạ sốt
- Uống nhiều nước
- Thử trà nóng với mật ong hoặc gừng
- Súc miệng nước muối
- Nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt
- Sử dụng máy tạo độ ẩm để tạo độ ẩm trong không khí
- Uống bất kỳ loại thuốc kháng sinh theo chỉ định cho đến khi nó biến mất
Đối với nhiễm trùng phổi nặng hơn, bạn sẽ cần phải nhập viện. Và trong thời gian nằm viện, bác sĩ sẽ dùng kháng sinh, truyền dịch và điều trị hô hấp nếu bạn bị khó thở.
Phòng ngừa nhiễm trùng phổi như thế nào?

Những biện pháp nào giúp phòng ngừa nhiễm trùng phổi?
Giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng phổi bằng các mẹo sau:
- Rửa tay thường xuyên
- Tránh chạm vào mặt hoặc miệng
- Tránh dùng chung đồ dùng, thức ăn hoặc đồ uống với người khác
- Tránh ở những nơi đông người, nơi virus dễ dàng lây lan
- Không hút thuốc lá
- Tiêm phòng cúm hàng năm để ngăn ngừa nhiễm cúm
Đối với những người có nguy cơ cao hơn, cách tốt nhất để ngăn ngừa viêm phổi là sử dụng một trong hai loại vaccine:
- Vaccine Pneumococcal (PCV13)
- Vaccine Polysacarit Pneumococcal (PPSV23)
Những vaccine này được khuyến nghị dùng cho:
- Trẻ sơ sinh
- Người cao tuổi
- Người hút thuốc
- Những người mắc bệnh mãn tính.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!