backup og meta

Chậm kinh (trễ kinh): Nguyên nhân, dấu hiệu, chẩn đoán và điều trị

Chậm kinh (trễ kinh): Nguyên nhân, dấu hiệu, chẩn đoán và điều trị

Trễ kinh thường được xem như một dấu hiệu của mang thai. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp trễ kinh (chậm kinh) là một vấn đề mà chị em không nên xem nhẹ.

Vậy những nguyên nhân gây trễ kinh là gì? Trễ kinh có sao không? Hãy tham khảo bài viết sau của Hello Bacsi để hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Trễ kinh là gì?

Trễ kinh (chậm kinh) là hiện tượng bất thường trong chu kỳ kinh nguyệt của nữ giới. Đây là trường hợp đã đến kỳ hành kinh nhưng vẫn chưa thấy kinh nguyệt xuất hiện. Những người phụ nữ trước đó kinh nguyệt đều nếu bị mất kinh ít nhất ba kỳ kinh nguyệt liên tiếp mà không mang thai có thể được xem là vô kinh.

Nguyên nhân gây trễ kinh thường gặp

1. Mang thai

Nguyên nhân hàng đầu dẫn đến trễ kinh là bạn đã mang thai nếu trước đó quan hệ tình dục không dùng các biện pháp tránh thai. Mỗi tháng, lớp niêm mạc tử cung sẽ dày lên chuẩn bị cho quá trình làm tổ của phôi thai. Tuy nhiên, nếu quá trình thụ thai không diễn ra thì niêm mạc tử cung sẽ bong tróc và thải ra ngoài qua máu kinh. Hiện tượng này được gọi là máu kinh nguyệt.

2. Căng thẳng

Những căng thẳng nhỏ thường ngày thì không gây ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt của bạn. Tuy nhiên, những căng thẳng lớn có thể gây ảnh hưởng đến sự cân bằng hormone trong cơ thể và dẫn đến tình trạng trễ kinh.

Một số trường hợp có thể gây ra những căng thẳng lớn trong cuộc đời của bạn như:

  • Gia đình vừa có người thân mới qua đời
  • Bạn đang chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp sắp tới
  • Bạn đang chuẩn bị cho sự kiện lớn trong đời như đám cưới hoặc ly hôn
  • Bạn vừa bị “sa thải” trong công việc hoặc bạn đang phải làm việc trong môi trường có “văn hoá độc hại”

4. Nhẹ cân quá mức

Những người bị mắc hội chứng rối loạn ăn uống; chẳng hạn như chán ăn tâm thần hoặc chứng cuồng ăn đều có thể bị trễ kinh. Song, việc bạn thực hiện chế độ ăn uống để giảm cân quá mức cũng có thể là nguyên nhân khiến cho kinh nguyệt không đều; thậm chí trễ kinh trong thời gian dài.

Tình trạng nói trên là do cơ thể không có đủ chất béo để duy trì quá trình rụng trứng hàng tháng. Để chu kỳ kinh nguyệt quay trở lại bình thường, bạn cần điều trị chứng rối loạn ăn uống và duy trì mức mỡ trong cơ thể đạt đến mức tiêu chuẩn. Bên cạnh đó, những người thường xuyên tập thể dục với cường độ cao như chạy marathon cũng khiến chu kỳ kinh nguyệt không đều.

5. Béo phì

Béo phì có thể gây trễ kinh không? Không chỉ những người quá nhẹ cân mà những người béo phì cũng có thể có chu kỳ kinh nguyệt không đều. Bởi vì những trường hợp này đều gây rối loạn nội tiết tố bên trong cơ thể.

Khi cơ thể bị béo phì có thể sản xuất quá nhiều estrogen – một loại hormone sinh sản quan trọng. Tình trạng dư thừa hormone estrogen có thể gây ra sự bất thường trong chu kỳ kinh nguyệt khiến bạn bị trễ kinh.

Nếu bác sĩ chẩn đoán nguyên nhân gây trễ kinh là do béo phì thì bạn cần giảm cân. Để giảm cân nặng về mức lành mạnh thì bạn cần xây dựng lại chế độ ăn uống và tập thể dục thường xuyên hơn.

6. Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS)

PCOS là tình trạng cơ thể  sản xuất nhiều nội tiết tố nam androgen hơn. Song PCOS cũng có thể làm cho mất cân bằng các loại hormone khác, chẳng hạn như insulin. Những phụ nữ có hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) sẽ có xuất hiện nhiều nang trứng nhỏ ở 2 bên buồng trứng và sự rối loạn các hormone dẫn đến quá trình rụng trứng bị gián đoạn hoặc ngừng hẳn. Điều này chính là nguyên nhân dẫn đến trễ kinh ở nữ giới.

7. Sử dụng các biện pháp tránh thai

Chu kỳ kinh có thể thay đổi khi bạn sử dụng một biện pháp tránh thai có sử dụng nội tiết tố. Thuốc ngừa thai, tiêm thuốc tránh thai hoặc miếng dán tranh thai đều có chứa hormone estrogen và progestin có tác dụng ngăn chặn quá trình rụng trứng dẫn đến trễ kinh. Do đó, bạn có thể mất kinh trong thời gian dài nhưng nếu ngưng sử dụng các biện pháp tránh thai thì kinh nguyệt sẽ quay trở lại bình thường.

8. Bệnh mạn tính

Các bệnh mạn tính như tiểu đườngbệnh celiac cũng có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt. Những thay đổi về lượng đường trong máu có liên quan đến sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể. Do đó, việc kiểm soát kém tình trạng tiểu đường có thể là nguyên nhân gây ra bất thường trong chu kỳ dẫn đến trễ kinh.

Bệnh celiac gây ra tình trạng viêm có thể làm tổn thương ở ruột non dẫn đến ngăn chặn cơ thể hấp thụ các chất dinh dưỡng thiết yếu. Tình trạng này chính là nguyên nhân khiến cho kinh nguyệt không đều hoặc bị trễ kinh.

Bên cạnh đó, một số bệnh mãn tính khác cũng có thể khiến cho chu kỳ kinh nguyệt không đều bao gồm:

9. Suy buồng trứng nguyên phát (POI)

Trễ kinh cũng được xem là một trong những dấu hiệu của thời kỳ tiền mãn kinh. Hầu hết phụ nữ bắt đầu thời kỳ mãn kinh ở độ tuổi từ 45-55. Những người có các triệu chứng mãn kinh trong khoảng 40 tuổi hoặc sớm hơn có thể được xem là bị suy buồng trứng nguyên phát ( POI) hoặc mãn kinh tự nhiên sớm.

Tình trạng này có thể phát sinh do phẫu thuật cắt bỏ buồng trứng và các nguyên nhân khác liên quan đến rối loạn di truyền và sự tự miễn dịch của cơ thể. Nếu bạn đang bị mất kinh và có độ tuổi gần 40, thì cần đi khám sức khoẻ sinh sản để thực hiện xét nghiệm, chẩn đoán và điều trị POI.

10. Các vấn đề liên quan đến tuyến giáp

Tuyến giáp hoạt động quá mức hoặc hoạt động kém cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến chậm kinh. Tuyến giáp điều chỉnh sự trao đổi chất của cơ thể, do đó nồng độ hormone trong cơ thể cũng có thể bị ảnh hưởng. Các vấn đề về tuyến giáp thường có thể được điều trị bằng thuốc. Vì vậy, sau khi điều trị bệnh, chu kỳ của bạn cũng có thể sẽ quay trở lại bình thường.

11. Tuổi dậy thì

Trong những năm đầu có kinh nguyệt, chu kỳ của các bé gái thường khó ổn định. Thông thường, các bé gái cần phải mất vài năm để chu kỳ kinh nguyệt đều đặn hơn. Điều này là do, bé gái ở tuổi dậy thì có trục vùng dưới đồi, tuyến yên và buồng trứng chưa trưởng thành. Ba bộ phận kể trên có vai trò điều tiết nội tiết để để duy trì quá trình rụng trứng và chu kỳ kinh nguyệt của bạn.

Thông thường, chu kỳ kinh nguyệt sẽ dễ theo dõi hơn khi bé gái bước vào độ tuổi thanh thiếu niên và đôi mươi. Tuy nhiên, nếu bạn đã qua tuổi dậy thì nhưng kinh nguyệt không đều thì cần phải đi khám sức khỏe sinh sản ngay để được bác sĩ thăm khám và chẩn đoán chính xác nguyên nhân trễ kinh.

Dấu hiệu trễ kinh thường gặp

Dấu hiệu chính của trễ kinh là tình trạng không thấy xuất hiện kinh nguyệt. Tùy thuộc vào nguyên nhân khác nhau, bạn có thể gặp các dấu hiệu kèm theo tình trạng này như:

Bị trễ kinh có sao không?

Hầu hết các phụ nữ sẽ có ít nhất 1 lần bị trễ kinh trong cuộc đời. Tình trạng trễ kinh đôi khi chỉ là một vấn đề bình thường không nguy hiểm đến sức khoẻ. Đôi khi đó cũng chính là dấu hiệu cảnh báo một bệnh lý nguy hiểm đến sức khỏe. Vì vậy, nếu chu kỳ kinh nguyệt của bạn ít hơn hoặc dài hơn 21-40 ngày thì cần phải sắp xếp đến bệnh viện để khám sức khoẻ ngay nhé.

Bị trễ kinh khi nào cần đi khám bệnh?

Nếu bạn thường xuyên bị trễ kinh hoặc kinh nguyệt không đều kèm các dấu hiệu sau thì nên đi khám sức khoẻ ngay nhé.

Cách chẩn đoán và điều trị chậm kinh

chậm kinh

1. Cách chẩn đoán

Bác sĩ sẽ thực hiện khám phụ khoa để kiểm tra xem có bất kỳ vấn đề nào ở cơ quan sinh sản không. Nếu bạn chưa từng có kinh, bác sĩ có thể kiểm tra ngực và bộ phận sinh dục của bạn để xem có đang trải qua những thay đổi bình thường của tuổi dậy thì hay không.

Trễ kinh có thể là dấu hiệu cho biết một loạt các vấn đề nội tiết tố phức tạp. Để tìm ra nguyên nhân cơ bản, bác sĩ có thể phải tiến hành nhiều xét nghiệm sau:

  • Thử thai: Đây là thử nghiệm đầu tiên để loại trừ hoặc xác nhận việc mang thai.
  • Xét nghiệm prolactin: Nồng độ hormone prolactin tăng cao có thể là dấu hiệu cho biết có khối u tuyến yên.
  • Xét nghiệm nội tiết tố nam: Nếu bạn có nhiều lông ở mặt và giọng nói trầm xuống, bác sĩ có thể sẽ kiểm tra mức độ hormone nam trong máu của bạn.
  • Kiểm tra chức năng tuyến giáp: Đo lượng hormone kích thích tuyến giáp (TSH) trong máu của bạn có thể xác định xem tuyến giáp có đang làm việc đúng cách hay không.
  • Kiểm tra chức năng buồng trứng: Đo lượng hormone kích thích nang trứng (FSH) trong máu có thể xác định xem buồng trứng có đang làm việc đúng cách hay không, đo chỉ số dự trữ buồng trứng AMH.

Bên cạnh đó, tùy thuộc vào các dấu hiệu trễ kinh cũng như kết quả xét nghiệm, bác sĩ có thể đề nghị thêm một số xét nghiệm dưới đây:

  • Siêu âm: Bác sĩ sẽ sử dụng sóng siêu âm để tạo hình ảnh của cơ quan nội tạng. Nếu bạn chưa từng có kinh, bác sĩ có thể đề nghị siêu âm để kiểm tra xem có bất kỳ bất thường nào ở cơ quan sinh sản của bạn hay không.
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI): MRI sử dụng sóng vô tuyến điện với một từ trường mạnh để tạo ra hình ảnh đặc biệt chi tiết các mô mềm trong cơ thể. Bác sĩ có thể chỉ định MRI để kiểm tra xem có khối u tuyến yên không.
  • Chụp cắt lớp vi tính (CT): Phương pháp này sẽ chụp X-quang từ nhiều góc độ khác nhau để tạo điểm cắt ngang của các cấu trúc bên trong. Chụp cắt lớp vi tính có thể cho biết tử cung, buồng trứng và thận có bình thường không.

2. Phương pháp điều trị

Phương pháp điều trị trễ kinh sẽ tuỳ thuộc vào dấu hiệu chậm kinh và nguyên nhân gây chậm kinh của mỗi người. Bác sĩ có thể áp dụng một trong các phương pháp điều trị sau đây:

  • Điều trị bằng thuốc: Nếu bạn bị rối loạn tuyến giáp hoặc tuyến yên có thể được điều trị bằng thuốc.
  • Liệu pháp thay thế hormone (HRT): Nếu bạn đang bị tiền mãn kinh sớm thì bác sĩ có thể sử dụng phương pháp thay thế hormone.
  • Dùng thuốc tránh thai kết hợp: Để giúp chu kỳ kinh nguyệt đều đặn hơn nếu bạn mắc một tình trạng như hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS); bác sĩ có thể cho bạn uống thuốc tránh thai.
  • Phẫu thuật: Trong trường hợp, bạn có xuất hiện các khối u hoặc tắc nghẽn bên trong buồng trứng hay các khối u tuyến yên không đáp ứng với điều trị nội khoa thì bác sĩ có thể sử dụng phương pháp phẫu thuật để điều trị.
Trễ kinh có thể do ảnh hưởng bởi lối sống thiếu lành mạnh và không khoa học. Do đó, bạn cần phải cân bằng công việc, giải trí và nghỉ ngơi để giúp chu kỳ kinh nguyệt được đều đặn hơn. Bên cạnh đó, bạn cũng cần kiểm soát các căng thẳng và xung đột trong cuộc sống để không gây ảnh hưởng để chu kỳ kinh nguyệt.

Như vậy, trễ kinh là một hiện tượng bất thường trong chu kỳ kinh nguyệt; tức là đến ngày hành kinh nhưng kinh nguyệt vẫn chưa xuất hiện. Tình trạng trễ kinh có thể là do bạn đang mang thai, căng thẳng, nhẹ cân, béo phì, mắc hội chứng đa nang buồng trứng, suy giảm buồng trứng sớm, dậy thì,… Sau khi tìm hiểu tất cả các vấn đề về trễ kinh nếu bạn đang còn thắc mắc các vấn đề về chu kỳ kinh nguyệt thì có thể tham gia vào cộng đồng Hellobacsi để thảo luận cùng với các chuyên gia nhé.

[embed-health-tool-ovulation]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

1. Late period

http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/amenorrhea/basics/definition/con-20031561?reDate=17112016.

Ngày truy cập 23/07/2024

2. Stopped or missed periods

https://www.nhs.uk/conditions/stopped-or-missed-periods/

Ngày truy cập 23/07/2024

3. Why Is My Period Late?

https://health.clevelandclinic.org/why-my-period-late/

Ngày truy cập 23/07/2024

4. Menstrual Period – Missed or Late

https://www.seattlechildrens.org/conditions/a-z/menstrual-period-missed-or-late/

Ngày truy cập 23/07/2024

5. Irregular Periods

https://kidshealth.org/en/teens/irregular-periods.html

Ngày truy cập 23/07/2024

Phiên bản hiện tại

26/07/2024

Tác giả: Mạnh Thắng

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Văn Thu Uyên

Cập nhật bởi: Nguyễn Thụy Ngọc Quỳnh


Bài viết liên quan

11 nguyên nhân trễ kinh thường gặp mà các chị em nên biết!

Bật mí 4 cách tính ngày rụng trứng cực chuẩn từ chuyên gia sản khoa


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Văn Thu Uyên

Sản - Phụ khoa · Bệnh viện Phụ sản Hà Nội


Tác giả: Mạnh Thắng · Ngày cập nhật: 26/07/2024

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo