Tổn thương trên tim: Lượng đường trong máu cao có thể gây xơ vữa động mạch, đột quỵ, tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim… Tổn thương trên thận: Đường huyết cao có thể khiến mạch máu trong thận bị thu hẹp, tắc nghẽn, suy giảm chức năng thận và viêm đường tiết niệu, yếu tố nguy cơ gây suy thận. Tổn thương hệ thần kinh: Lượng đường trong máu cao trong một khoảng thời gian dài có thể làm tổn thương các mạch máu cung cấp chất dinh dưỡng và oxy cho thần kinh và gây tê liệt. Tổn thương mắt: Đường huyết tăng cao có thể khiến hệ thống mao mạch ở mắt tổn thương. Ngoài ra, đường huyết cao còn gây các bệnh nhiễm trùng trên nhiều bộ phận trên cơ thể, khiến vết thương khó lành và làm suy giảm miễn dịch.
Mặc dù hiếm khi lượng đường trong máu tăng cao đột ngột, thế nhưng đường huyết nếu tăng quá nhanh có thể gây biến chứng cấp tính là nhiễm toan ceton, hôn mê do tăng áp lực thẩm thấu. Người bệnh có thể tử vong nếu không được phát hiện và cấp cứu kịp thời.
Nguyên nhân gây lượng đường trong máu cao
Có nhiều nguyên nhân khiến lượng đường trong máu cao, trong đó có những nguyên nhân dễ dàng kiểm soát được như chế độ ăn nhiều đường, stress kéo dài, ít vận động thể dục, đang bị ốm, sốt, nhiễm trùng hoặc chấn thương.
Nhóm nguyên nhân còn lại khó khắc phục trong một sớm một chiều là tình trạng kháng insulin. Kháng insulin khiến đường huyết lúc đói bất ổn định, dễ làm tăng đường huyết sau ăn, gây rối loạn mỡ máu và tăng nguy cơ xơ vữa mạch. Vì vậy, giải quyết bài toán giảm kháng insulin là bí quyết giúp kiểm soát đường huyết hiệu quả và hạn chế việc dùng thuốc ở người tiểu đường.
Cách kiểm soát đường huyết tại nhà
Nhằm kiểm soát lượng đường trong máu cao, bạn có thể bảo vệ sức khỏe bằng các cách hạ đường huyết sau đây.
1. Tập thể dục đều đặn
Bạn có thể tập nhẹ nhàng các bài tập như yoga, bơi lội, đạp xe, chạy bộ… trong 30 phút mỗi ngày. Đây là cách giúp bạn giảm kháng insulin, giúp cơ thể sử dụng đường hiệu quả hơn, nhờ đó làm giảm đường máu lâu dài.
2. Đảm bảo giấc ngủ đầy đủ
Khi thiếu ngủ, bạn có thể dễ dàng bị căng thẳng, mệt mỏi và gây tăng đường huyết. Vì thế, bạn nên ngủ ít nhất 6 tiếng một ngày.
3. Ăn thực phẩm lành mạnh

Các loại rau xanh, đậu, ngũ cốc, trái cây, sữa tách béo… là những thực phẩm bạn nên ăn thường xuyên vì các dạng thực phẩm này ít làm tăng đường huyết lại có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Cách ăn cũng rất quan trọng, bạn nên ăn rau xanh, uống nước canh trước sau đó mới dùng các thức ăn khác để tránh làm tăng đường huyết sau ăn.
Đường huyết tăng cao có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Để giữ mức đường huyết luôn trong vùng an toàn, bạn cần tìm hiểu kỹ cách kiểm soát hiệu quả. Lượng đường trong máu cao có nguy hiểm không phụ thuộc rất nhiều vào ý thức phòng bệnh của chính bạn!
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!