backup og meta
Chuyên mục
Công cụ

3

Hỏi bác sĩ
Lưu

Tiêm thuốc tránh thai bao lâu thì có tác dụng?

Tham vấn y khoa: Thạc sĩ - Bác sĩ Nguyễn Bá Phê · Sản - Phụ khoa · Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn


Tác giả: Tố Quyên · Ngày cập nhật: 30/01/2024

    Tiêm thuốc tránh thai bao lâu thì có tác dụng?

    Tiêm thuốc tránh thai (hay chích thuốc ngừa thai) là phương pháp tránh thai hiệu quả nhưng chưa có nhiều phụ nữ biết đến cách này. Tiêm thuốc tránh thai bao lâu thì có tác dụng? Tiêm thuốc tránh thai bao lâu thì quan hệ được và những câu hỏi liên quan sẽ được lý giải cụ thể ở đây.

    Thuốc tiêm tránh thai là thuốc tổng hợp tương tự progesterone, một nội tiết tố bình thường được sản xuất bởi buồng trứng trong mỗi chu kỳ kinh nguyệt. Bác sĩ sẽ tiêm loại thuốc này vào tay hoặc mông bạn. Mỗi mũi tiêm có tác dụng tránh thai trong 12 – 14 tuần.

    Tiêm thuốc tránh thai là gì?

    Tiêm thuốc tránh thai là một biện pháp ngừa thai bằng cách dùng thuốc dạng tiêm. Thuốc tiêm có tác dụng kéo dài trong nhiều tuần hơn so với viên uống.

    Những thuốc dạng tiêm này được tạo thành từ một loại hormone tương tự như progesterone.

    Các thuốc này sẽ được tiêm vào cơ sâu như cơ mông hoặc tiêm dưới da, thường là vùng bụng hay mặt trước đùi.

    Thuốc tiêm cần được tiếp tục chích đúng thời gian để duy trì tác dụng tránh thai.

    Tiêm thuốc tránh thai bao lâu thì có tác dụng?

    tiêm thuốc tránh thai bao lâu thì có tác dụng

    Tiêm thuốc tránh thai vào thời điểm nào? Thuốc tiêm tránh thai sẽ có tác dụng ngay lập tức khi bạn tiêm trong 5 ngày đầu của chu kỳ kinh nguyệt. Nếu bạn tiêm vào những ngày khác, thuốc tiêm sẽ có tác dụng sau 7 ngày tiêm.

    Dù phương pháp chích thuốc ngừa thai có hiệu quả tránh thai cao nhưng thuốc tiêm tránh thai không không thể bảo vệ bạn khỏi các bệnh lây lan qua đường tình dục. Vì thế, bạn cần thực hành các nguyên tắc quan hệ tình dục an toàn để bảo vệ sức khỏe.

    Tiêm thuốc tránh thai bao lâu thì quan hệ được?

    Nếu đã có câu trả lời rõ ràng cho câu hỏi tiêm thuốc tránh thai bao lâu thì có tác dụng, bạn có thể dự đoán tiêm thuốc tránh thai kiêng quan hệ bao lâu.

    Thông thường, khi thuốc tiêm tránh thai bắt đầu phát huy tác dụng (mốc thời gian an toàn là 7 ngày sau khi tiêm), bạn không cần kiêng quan hệ tình dục.

    Tuy nhiên, mỗi loại thuốc tiêm tránh thai có thể có khoảng thời gian phát huy tác dụng riêng. Vì thế, để biết tiêm thuốc tránh thai bao lâu thì quan hệ được, bạn cần căn cứ vào loại thuốc tiêm tránh thai đã sử dụng và hỏi bác sĩ để có câu trả lời chính xác.

    Thuốc tiêm tránh thai phù hợp với đối tượng nào?

    Hầu hết phụ nữ đều có thể dùng thuốc tránh thai dạng tiêm. Tuy nhiên, thuốc tiêm tránh thai không dành cho những người đã và đang có dự định mang thai trong vòng một năm, hay không muốn thay đổi chu kỳ kinh nguyệt.

    Ngoài ra, những người có những tình trạng sau cũng không nên dùng thuốc tránh thai dạng tiêm:

    • Từng bị ung thư vú trong 5 năm gần đây
    • Xuất huyết âm đạo chưa rõ nguyên nhân
    • Bệnh mạch máu, tim mạch, đột quỵ
    • Đái tháo đường có biến chứng
    • Bệnh gan
    • Nguy cơ loãng xương
    • Lupus ban đỏ hệ thống

    Tác dụng phụ của tiêm thuốc tránh thai

    tiêm thuốc tránh thai bao lâu thì có tác dụng

    Ngoài thắc mắc tiêm thuốc tránh thai bao lâu thì có tác dụng hoặc tiêm thuốc tránh thai bao lâu thì quan hệ được, bạn cũng cần quan tâm đến tác dụng phụ của tiêm thuốc tránh thai để chủ động chăm sóc sức khỏe.

    Thực tế, tác dụng phụ của tiêm thuốc tránh thai biểu hiện khác nhau ở từng người. Những ảnh hưởng thường gặp sau khi dùng thuốc tránh thai dạng tiêm thường là:

    • Đau đầu
    • Căng thẳng
    • Trầm cảm
    • Chóng mặt
    • Mụn trứng cá
    • Mất ngon miệng
    • Tăng cân
    • Lông mọc nhiều
    • Rụng tóc
    • Giảm mật độ xương
    • Chu kỳ kinh nguyệt không đều hoặc vô kinh

    Những điều bạn nên cân nhắc khi tiêm thuốc ngừa thai

    tiêm thuốc tránh thai bao lâu thì có tác dụng

    Trước khi quyết định chích thuốc ngừa thai, bạn nên cân nhắc kỹ 3 điều quan trọng sau đây:

    Ưu điểm

    Với tính hiệu quả và thời gian tác dụng kéo dài của thuốc, bạn có thể tiêm thuốc tránh thai vì những ưu điểm dưới đây:

    • Hiệu quả tránh thai cao
    • Thuốc không làm ảnh hưởng lớn đến hoạt động tình dục
    • Thuốc tiêm tránh thai không tương tác với các thuốc khác
    • Bạn không cần phải nhớ uống thuốc mỗi ngày hay trước khi quan hệ
    • Thuốc tiêm tránh thai giúp bạn tránh thai trong thời gian dài nếu bạn tiêm thuốc đúng theo lịch hẹn

    Nhược điểm

    • Gây rối loạn chu kỳ kinh nguyệt
    • Bạn phải tiêm nhắc lại mỗi khi thuốc quá thời gian phát huy tác dụng
    • Không bảo vệ bạn khỏi bệnh lây lan qua đường tình dục
    • Bạn có thể cần một năm để mang thai trở lại sau khi ngưng sử dụng thuốc tránh thai dạng tiêm
    • Thuốc có thể gây tác dụng phụ không mong muốn trong quá trình tiêm.
    • Bạn có thể mang thai trở lại ngay trước khi bạn có kinh nguyệt lần đầu sau khi ngừng tiêm thuốc. Tuy nhiên, với một số phụ nữ có thể cần một hay hai năm để mang thai sau khi dừng tiêm thuốc này.

    Chích thuốc tránh thai ở đâu?

    Bạn nên tiêm thuốc tránh thai ở đâu cho an toàn? Hiện nay, hầu hết các trạm y tế tuyến phường, xã, huyện, thị, thành phố đều cung cấp dịch vụ tiêm thuốc tránh thai. Y tá hoặc bác sĩ ở đây cũng có thể tư vấn, giải thích, trả lời chi tiết thắc mắc tiêm thuốc tránh thai bao lâu thì có tác dụng, tiêm thuốc tránh thai bao lâu thì quan hệ được hoặc những câu hỏi liên quan khác.

    Bạn có thể quan tâm:

    Bạn cũng có thể tiêm thuốc tránh thai ở các bệnh viện công lập hoặc tư nhân có khoa Sản hoặc khoa Kế hoạch hóa gia đình như Bệnh viện Từ Dũ (TP.HCM); Trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản Hà Nội…

    Bài viết được tham vấn y khoa bởi Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn. Được xây dựng theo mô hình bệnh viện – khách sạn hiện đại, quy tụ đội ngũ y bác sĩ hàng đầu trong và ngoài nước, bệnh viện được khách hàng lựa chọn cho nhiều dịch vụ thăm khám như khám tổng quát, tầm soát ung thư, thai sản trọn gói,… vì chất lượng và sự tận tâm.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Thạc sĩ - Bác sĩ Nguyễn Bá Phê

    Sản - Phụ khoa · Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn


    Tác giả: Tố Quyên · Ngày cập nhật: 30/01/2024

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo