backup og meta
Chuyên mục
Công cụ

1

Hỏi bác sĩ
Lưu

Nhìn màu kinh nguyệt đoán bệnh - Tiết lộ điều gì về sức khoẻ phụ nữ?

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Thanh Ly · Ngày cập nhật: 06/04/2021

    Nhìn màu kinh nguyệt đoán bệnh - Tiết lộ điều gì về sức khoẻ phụ nữ?

    Bạn nghe nhiều người mách nên quan sát màu sắc máu kinh trong mỗi chu kỳ, vì có thể nhìn màu kinh nguyệt đoán bệnh và biết được các vấn đề sức khỏe liên quan? 

    Đa phần phụ nữ không hề chú ý đến màu máu kinh nguyệt trong mỗi chu kỳ vì cho rằng điều đó không quan trọng. Nhưng bạn có biết rằng màu sắc của nguyệt kinh nguyệt thực ra tiết lộ nhiều điều quan trọng về sức khoẻ của phụ nữ? Trong bài viết này, hello Bacsi sẽ tiết lộ những vấn đề sức khỏe liên quan thông qua việc nhìn màu kinh nguyệt đoán bệnh. Mời bạn cùng tìm hiểu.

    Nhìn màu kinh nguyệt đoán bệnh: Sự thật và ý nghĩa

    Việc màu sắc của kinh nguyệt thay đổi trong mỗi chu kỳ, thậm chí là trong mỗi ngày của từng chu kỳ là hết sức bình thường. Ví dụ, màu máu đỏ tươi có thể chuyển sang nâu hoặc thậm chí màu đen khi trải qua thời gian đủ lâu và phản ứng với oxy. Nói như vậy, màu máu có ý nghĩa gì và tại sao cần biết về nó?

    Máu kinh nguyệt có những màu cơ bản sau:

    Đỏ tươi

    Màu đỏ tươi là màu máu thường thấy. Nếu bạn có chu kỳ kinh nguyệt bình thường và máu có màu này, bạn có thể yên tâm vì đó là dấu hiệu của kỳ kinh nguyệt khỏe mạnh. Máu có màu đỏ tươi là vì máu đọng lại trong tử cung và chưa phản ứng với oxy. Nếu đang trong kỳ kinh nguyệt, bạn thấy máu có màu đỏ tươi khi đi tắm vào mỗi sáng sau khi ngủ dậy hay khi đi vệ sinh.

    Tuy nhiên, nếu thấy máu đỏ tươi giữa chu kỳ, bạn cần chú ý vì nó là dấu hiệu bị nhiễm trùng. Ví dụ, các bệnh lây truyền qua đường tình dục như bệnh lậu hay chlamydia có thể làm máu ở tử cung có màu đỏ tươi. Người có máu đỏ tươi do nhiễm trùng có thể có những dấu hiệu như cảm giác đau khi quan hệ, dịch tiết âm đạo có mùi hôi, có cảm giác muốn đi tiểu liên tục.

    Ngoài ra, bạn cũng cần chú ý đến số lần thay băng vệ sinh. Nếu máu kinh ra quá nhiều trong một kỳ kinh nguyệt, đây có thể là dấu hiệu bất ổn.

    Nhìn màu kinh nguyệt đoán  bệnh: Màu hồng nhạt – bạn đang gặp vấn đề gì?

    Nếu máu có màu hồng nhưng không xuất hiện ở đầu hoặc cuối của chu kỳ kinh, đây là tình trạng đáng lưu tâm. Xuất huyết tử cung bất thường giữa chu kỳ kinh làm cho máu kinh nguyệt đã trộn lẫn với dịch cổ tử cung, tạo ra máu màu hồng.

    Một lý do khác của tình trạng máu kinh nguyệt màu hồng nhạt là nồng độ estrogen thấp. Nếu đang có tình trạng này, những triệu chứng kèm theo thường là kỳ kinh nguyệt không ổn định, chậm kinh, cảm giác đau khi quan hệ, tâm trạng thay đổi, cảm giác nóng bừng.

    Đối với phụ nữ lớn tuổi, máu kinh nguyệt có màu hồng nhạt có thể là dấu hiệu của tiền mãn kinh (giai đoạn trước khi mãn kinh). Đây là giai đoạn cơ thể phụ nữ dần chuyển sang giai đoạn mãn kinh, đánh dấu sự kết thúc của độ tuổi sinh sản.

    Trong nhiều trường hợp, chế độ dinh dưỡng nghèo nàn và hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) có thể khiến màu máu kinh nguyệt có hồng nhạt, do thiếu máu hoặc nội mạc tử cung mỏng.

    Màu nâu

    Nếu máu có màu nâu trong kỳ kinh nguyệt cũng không cần phải lo lắng. Máu màu nâu là tình trạng bình thường, đặc biệt nếu nó xuất hiện ở đầu hoặc cuối kỳ kinh nguyệt.

    Máu màu nâu là do máu đã ở bên trong cơ thể đủ lâu và đã phản ứng với oxy. Máu có màu nâu cho biết kỳ kinh nguyệt của bạn đang diễn ra chậm.

    Trong nhiều trường hợp, máu màu nâu có thể là dấu hiệu sớm của việc mang thai (hay còn gọi là máu báo có thai). Khi trứng đã thụ tinh làm tổ trong tử cung có thể gây ra hiện tượng chảy máu màu nâu. Những dấu hiệu đi kèm thường là bị chuột rút nhẹ, buồn nôn và nôn mửa, căng tức ngực, nhiệt độ cơ thể tăng lên.

    Ngoài ra, tình trạng PCOS cũng có thể gây ra tình trạng chảy máu bất thường giữa các kỳ kinh nguyệt.

    Màu đỏ sẫm

    Màu máu kinh nguyệt đỏ sẫm cũng không cần phải lo lắng. Máu đã ở trong cơ thể đủ lâu, gần như chuyển sang màu nâu nhưng chưa thực sự đạt tới màu nâu nên có màu đỏ sẫm.

    Có thể thấy rằng, máu đỏ sẫm thường xuất hiện vào cuối chu kỳ, cho biết kỳ kinh nguyệt đang diễn ra chậm.

    Nhìn màu kinh nguyệt đoán  bệnh: Màu cam cho biết điều gì?

    Đây là màu máu kinh nguyệt thường ít gặp và chắc chắn là điều đáng ngại. Tuy nhiên, cũng đừng vội lo lắng. Tương tự như máu màu hồng nhạt, máu màu cam là do sự trộn lẫn giữa máu kinh nguyệt với dịch cổ tử cung.

    Máu màu cam cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo sớm của tình trạng nhiễm trùng. Để chắc chắn hơn, hãy ghi lại những dấu hiệu khác của tình trạng nhiễm trùng đã đề cập trước đó để theo dõi và thăm khám sản phụ khoa kịp thời.

    Màu đen

    Máu màu đen là tình trạng nguy hiểm. Cũng tương tự như khi máu có màu nâu nhưng máu màu đen là do máu phản ứng với oxy nhiều hơn.

    Mặc dù ít có khả năng xảy ra nhưng việc xuất hiện máu màu đen cũng có thể cảnh báo về nguy cơ bị sẩy thai. Sẩy thai hay sẩy thai âm thầm trong tam cá nguyệt đầu tiên là tình trạng không thể mang thai nhưng không cho thấy triệu chứng thường gặp của việc sẩy thai, chẳng hạn như đau co thắt vùng bụng và xuất huyết.

    Trong trường hợp không có triệu chứng sẩy thai, phụ nữ mang thai hay bị sốc khi kết quả siêu âm kết luận là không có thai do phôi thai không có nhịp tim hoặc phôi thai quá nhỏ.

    Màu xám

    Trong nhóm màu máu kinh nguyệt, máu màu xám là dấu hiệu hết sức nguy hiểm. Nếu bạn thấy dịch màu xám tiết ra có hòa lẫn với máu, hãy đến bệnh viện sản phụ khoa để được tham khám sớm. Vì máu có màu xám là dấu hiệu của tình trạng nhiễm trùng, như nhiễm vi khuẩn viêm âm đạo. Thêm vào đó, nếu đang mang thai và xuất huyết màu xám, đó có thể là dấu hiệu cảnh báo sẩy thai.

    Nhìn màu kinh nguyệt đoán bệnh? Khi nào cần gặp bác sĩ?

    Màu máu kinh nguyệt tiết lộ gì về sức khoẻ phụ nữ

    Bên cạnh việc thấy máu kinh nguyệt có màu xám và nghi ngờ về tình trạng nhiễm trùng hay các tình trạng khác, hãy đến bệnh viện nếu có các dấu hiệu sau:

    • Trễ đến 3 chu kỳ kinh
    • Kỳ kinh nguyệt đang bình thường thì trở nên bất thường
    • Xuất huyết trên 7 ngày liên tục
    • Không có kinh trong 12 tháng (mãn kinh) nhưng đã bắt đầu có lại
    • Bị xuất huyết giữa các kỳ kinh nguyệt
    • Bị đau dữ dội trong kỳ kinh nguyệt
    • Xuất huyết nhiều
    • Kỳ kinh nguyệt ít hơn 21 ngày hoặc nhiều hơn 35 ngày và diễn ra trong nhiều chu kỳ liên tiếp.

    Với kiến thức về màu máu kinh nguyệt và hiểu được ý nghĩa của nó, việc chú tâm đến chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng là điều hết sức quan trọng. Hãy dành thời gian theo dõi màu máu kinh nguyệt để kịp thời nắm bắt các vấn đề sức khoẻ của bản thân bạn nhé.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

    Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


    Tác giả: Thanh Ly · Ngày cập nhật: 06/04/2021

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo