backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu
Mục lục bài viết

MRI

Tác giả: Bác sĩ Đinh Thị Mai Hồng · Đa khoa · Bệnh viện Đại học Y dược Hà Nội


Ngày cập nhật: 24/08/2018

MRI

Tìm hiểu chung

MRI là gì?

Chụp cộng hưởng từ (MRI) là một xét nghiệm sử dụng lực nam châm mạnh, sóng radio và một máy tính để hiển thị hình ảnh chi tiết bên trong cơ thể.

Bác sĩ có thể sử dụng xét nghiệm này để chẩn đoán hoặc theo dõi đáp ứng của cơ thể với điều trị. Không giống như chụp X-quangchụp CT, chụp MRI không sử dụng bức xạ.

Tại sao bạn cần chụp MRI?

Chụp MRI giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh hoặc chấn thương và có thể giám sát cách cơ thể đáp ứng với việc điều trị. Chụp MRI có thể được thực hiện trên các phần khác nhau của cơ thể.

Chụp MRI não và tủy sống giúp phát hiện:

  • Tổn thương mạch máu
  • Chấn thương não
  • Ung thư
  • Đa xơ cứng
  • Chấn thương tủy sống
  • Đột quỵ
  • Chụp MRI tim và mạch máu giúp tìm kiếm:

    • Các mạch máu bị tắc nghẽn
    • Tổn thương gây ra do nhồi máu cơ tim
    • Bệnh tim
    • Các vấn đề với cấu trúc tim

    Chụp MRI xương và khớp giúp tìm kiếm:

    • Các nhiễm trùng ở xương
    • Ung thư
    • Tổn thương các khớp
    • Các vấn đề về đĩa đệm cột sống

    Chụp MRI cũng có thể được thực hiện để kiểm tra sức khỏe các cơ quan như:

    Ngoài ra, còn có một loại MRI đặc biệt gọi là MRI bản đồ hoạt động chức năng não bộ (fMRI). Xét nghiệm này giúp kiểm tra lưu lượng máu trong não để phát hiện những khu vực trở nên hoạt động mạnh khi bạn thực hiện một nhiệm vụ nhất định. Chụp fMRI có thể phát hiện các vấn đề của não như những ảnh hưởng của một cơn đột quỵ hoặc lập bản đồ não nếu cần phẫu thuật não để điều trị bệnh động kinh hoặc các khối u. Bác sĩ có thể sử dụng xét nghiệm này để lên kế hoạch điều trị.

    Phòng ngừa / Cảnh báo

    Bạn cần biết gì trước khi chụp MRI?

    Trước khi chụp MRI, bạn có thể được yêu cầu điền vào một bảng câu hỏi sàng lọc. Để an toàn, bạn hãy trả lời các câu hỏi một cách chính xác. Đặc biệt, bạn cần thông báo cho kỹ thuật viên MRI hay bác sĩ chụp X-quang nếu có bất kỳ thiết bị y tế cấy ghép như stent, đầu gối hoặc xương hông thay thế, máy tạo nhịp hoặc ống bơm thuốc. Ngoài ra, bạn cũng cần cho kỹ thuật viên biết nếu có bất cứ hình xăm hay các miếng thuốc dán vì chúng có thể gây kích ứng da hoặc bỏng trong khi chụp MRI. Đội ngũ y tế cần bảo đảm những thiết bị này an toàn trước khi có thể thâm nhập vào môi trường MR.

    Một số thiết bị MR an toàn hoặc MR có điều kiện, nghĩa là chúng có thể được sử dụng một cách an toàn trong môi trường MR dưới những điều kiện cụ thể. Nếu bạn có một thẻ cấy ghép cho thiết bị của bạn, hãy mang nó theo khi làm xét nghiệm MRI để giúp bác sĩ hoặc kỹ thuật viên MRI xác định những loại thiết bị bạn có.

    Không gian nơi bạn nằm là bên trong một máy quét MRI chụp hình ảnh, có thể chật đối với một số người, đặc biệt với những người có kích thước lớn. Nếu bạn cho rằng mình sẽ cảm thấy ngột ngạt, hãy nói với kỹ thuật viên MRI hoặc bác sĩ.

    Máy quét MRI tạo ra nhiều tiếng ồn khi chụp các hình ảnh. Đây là điều bình thường. Bạn sẽ được cung cấp nút tai và/hoặc tai nghe để giảm âm thanh ồn ào. Bạn cũng có thể nghe nhạc qua tai nghe để làm cho việc xét nghiệm với MRI thú vị hơn.

    Nếu xét nghiệm này kèm theo thuốc cản quang, kỹ thuật viên MRI sẽ đặt một dây truyền tĩnh mạch (IV) nhỏ ở một bên cánh tay. Bạn có thể cảm thấy lạnh khi chất cản quang được tiêm vào. Hãy thông báo cho kỹ thuật viên nếu bạn cảm thấy đau hoặc khó chịu.

    Hãy nhớ rằng, bác sĩ yêu cầu chụp MRI vì họ tin rằng xét nghiệm này sẽ cung cấp các thông tin hữu ích. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về về thủ thuật này, đừng ngại hỏi.

    Quy trình

    Chuẩn bị chụp MRI

    Có rất ít hoặc không có sự chuẩn bị cần thiết nào cho bệnh nhân trước khi chụp MRI. Khi nam châm được vận hành, điều quan trọng là bạn không có vật kim loại nào ở trong máy quét, vì vậy bệnh nhân được yêu cầu loại bỏ bất kỳ đồ trang sức kim loại hoặc phụ kiện có thể ảnh hưởng đến máy.

    Đôi khi, bệnh nhân sẽ được tiêm tĩnh mạch với (IV) chất cản quang để làm cho hình ảnh các mô nhất định trong cơ thể rõ ràng hơn.

    Bác sĩ X-quang sau đó sẽ nói chuyện với bạn trong quá trình chụp MRI và trả lời mọi câu hỏi có thể có về thủ thuật này.

    Khi bạn đã bước vào phòng chụp, bác sĩ sẽ giúp bạn nằm xuống và đưa vào máy chụp. Nhân viên sẽ đảm bảo bạn được thoải mái hết mức bằng cách cung cấp chăn hoặc đệm.

    Nút tai hoặc tai nghe sẽ được cung cấp để chặn tiếng ồn lớn từ máy quét. Tai nghe rất phổ biến với trẻ em, trẻ có thể nghe nhạc giúp làm dịu bất kỳ lo lắng.

    Chuyện gì xảy ra trong khi chụp MRI?

    Trước khi chụp MRI, bạn sẽ được tiêm thuốc cản quang vào tĩnh mạch ở cánh tay hoặc bàn tay. Thuốc nhuộm này giúp bác sĩ nhìn rõ hơn cấu trúc bên trong cơ thể. Thuốc nhuộm thường sử dụng trong chụp MRI gọi là gadolinium. Nó có thể để lại vị kim loại trong miệng.

    Bạn sẽ nằm trên bàn trượt vào máy MRI. Dây đai có thể được sử dụng để giữ bạn không cử động trong thời gian xét nghiệm. Cơ thể bạn có thể hoàn toàn bên trong máy hoặc một phần cơ thể có thể ở bên ngoài máy.

    Máy MRI tạo ra một từ trường mạnh bên trong cơ thể. Một máy tính chụp các tín hiệu từ MRI và sử dụng chúng để tạo ra một loạt các hình ảnh. Mỗi bức ảnh cho thấy một lát mỏng của cơ thể.

    Bạn có thể nghe thấy tiếng đập thình thịch hoặc tiếng gõ trong thời gian xét nghiệm. Các tiếng động này là do máy tạo ra năng lượng chụp ảnh bên trong cơ thể. Bạn có thể yêu cầu nút tai hoặc tai nghe để chặn tiếng ồn.

    Bạn có thể cảm thấy một cảm giác co giật trong thời gian xét nghiệm. Điều này xảy ra do MRI kích thích dây thần kinh trong cơ thể. Đó là điều bình thường và không có gì phải lo lắng.

    Chụp MRI thường mất từ 20-90 phút.

    Chuyện gì xảy ra sau khi chụp MRI?

    Sau quá trình chụp, bác sĩ X-quang sẽ kiểm tra ảnh chụp để xác định bạn có cần chụp thêm theo yêu cầu không. Nếu bác sĩ X-quang đã hài lòng với các hình đã chụp, bệnh nhân có thể về nhà. Bác sĩ X-quang sẽ chuẩn bị một báo cáo ngắn gọn cho bác sĩ điều trị, người sẽ hẹn để thảo luận kết quả với bạn.

    Nếu bạn có thắc mắc về chụp MRI, hãy trao đổi với bác sĩ để hiểu rõ hơn các hướng dẫn.

    Giải thích các kết quả

    Các kết quả MRI có ý nghĩa gì?

    Bác sĩ được đào tạo chuyên biệt về X-quang sẽ đọc kết quả MRI và gửi báo cáo cho bác sĩ điều trị chính. Bác sĩ sẽ giải thích ý nghĩa kết quả xét nghiệm và những việc cần làm tiếp theo.

    Tùy thuộc vào phòng xét nghiệm và bệnh viện, kết quả chụp MRI bình thường có thể khác nhau. Hãy thảo luận với bác sĩ bất kỳ câu hỏi nào bạn có về kết quả xét nghiệm.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tác giả:

    Bác sĩ Đinh Thị Mai Hồng

    Đa khoa · Bệnh viện Đại học Y dược Hà Nội


    Ngày cập nhật: 24/08/2018

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo