backup og meta
Chuyên mục
Hỏi bác sĩ
Lưu
Công cụ

Wonder week 8: Con yêu trải qua mốc phát triển trí tuệ thứ 2 như thế nào?

Tham vấn y khoa: Bác sĩ CKII Nguyễn Hoài Chân · Nhi khoa · Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn


Tác giả: Trần Lê Phương Uyên · Ngày cập nhật: 23/08/2023

    Wonder week 8: Con yêu trải qua mốc phát triển trí tuệ thứ 2 như thế nào?

    Wonder week 8 còn có tên gọi tuần kỳ diệu hay tuần khủng hoảng, nói về giai đoạn phát triển nhảy vọt về tinh thần (mental leap) số 2. Vậy tuần wonder week 8 kéo dài bao lâu? Chăm sóc bé ra sao để giai đoạn khủng khoảng này không gây quá nhiều phiền toái cho cả mẹ lẫn con? 

    Bạn có biết rằng khi được khoảng 8 tuần tuổi, bé yêu sẽ trải qua một bước nhảy vọt trong sự phát triển trí tuệ của mình? Đây là một trong những wonder week – những tuần kỳ diệu (hoặc đôi khi được gọi là tuần khủng hoảng) khi trẻ bắt đầu khám phá thế giới xung quanh theo những mô hình, công thức nhất định. Làm thế nào để giúp con yêu vượt qua giai đoạn wonder week 8 này một cách dễ dàng hơn? Hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu trong bài viết sau đây mẹ nhé.

    Wonder week 8 tuần là gì?

    Wonder week 8 là một thuật ngữ dùng để mô tả một giai đoạn phát triển trí tuệ mạnh mẽ của bé khi bé được khoảng 8 tuần tuổi. Trẻ sẽ bắt đầu khám phá thế giới xung quanh theo những mô hình, công thức nhất định cũng như dần chú ý đến những hình vẽ, âm thanh, chuyển động và cả cơ thể của mình theo một cách mới mẻ. Đây là tiền đề để bé học cách kiểm soát cơ thể lẫn sử dụng các giác quan thành thục hơn.

    Một điều thú vị mà không ít mẹ có thể nhầm lẫn là wonder week 8 thường xảy ra vào khoảng tuần tuổi từ 7 – 9, tính từ ngày dự sinh của bé, không phải tính từ ngày bé chào đời. 

    Biểu hiện wonder week 8 tuần

    Wonder week 8 - tuần khủng hoảng 8

    Việc quan sát các biểu hiện wonder week 8 tuần sẽ cho thấy trẻ đang trải qua một giai đoạn phát triển trí tuệ mới mẻ và đầy thú vị. Trong giai đoạn này, thời gian ngủ của trẻ sẽ ít hơn, tập trung nhiều vào quan sát xung quanh nhưng trẻ sẽ:

    • Quấy khóc nhiều hơn bình thường: Với trẻ nhỏ, khóc là cách duy nhất để bé báo cho bố mẹ về cảm giác bất an, khó chịu hoặc con cần được vỗ về. Trẻ sẽ cần nhiều sự quan tâm và an ủi từ người chăm sóc trong thời gian này.
    • Khó ngủ, khóc đêm: Con có thể thay đổi thói quen ngủ ngoan sang ngủ muộn hơn, dậy sớm hơn, ngủ không sâu giấc và tỉnh giấc giữa đêm chỉ để… khóc nhè. Việc thiếu ngủ, ngủ không đủ giấc lại càng khiến bé càng quấy khóc hơn. Tuy nhiên, mẹ hãy cố gắng kiên nhẫn để cùng con vượt qua giai đoạn khủng hoảng nhiều thử thách này nhé! 
    • Bám mẹ: Bé có thể ôm chặt, bám vào áo hoặc thậm chí quắp chân vào mẹ, ưỡn lưng… khi được đặt nằm xuống. Theo các chuyên gia, hành động bám mẹ này là do bé muốn có sự chú ý và đồng cảm từ mẹ hoặc đơn giản là cần có mẹ luôn ở bên cạnh.
    • Ăn không ngon miệng: Trẻ trong giai đoạn wonder week 8 đôi lúc không có nhu cầu mút sữa nhiều hoặc chỉ muốn ngậm ti để tự an ủi. 
    • Tâm trạng thất thường: Tâm trạng của con lúc này có thể từ đang vui đột ngột chuyển sang cáu gắt hoặc ngược lại. Trẻ cũng sẽ chăm chú ngắm nhìn những hình ảnh, âm thanh hay chuyển động xung quanh.
    • Bé có thể tỏ ra nhút nhát, quấy khóc khi phải tiếp xúc với người lạ. 

    Wonder week 8 kéo dài bao lâu?

    Wonder week 8 tuần sẽ kết thúc khi bé đã thích nghi được với những thay đổi trong não bộ của mình và học được những kỹ năng mới. Thời gian kết thúc có thể khác nhau tùy theo từng bé, nhưng trung bình là sau 1 – 2 tuần. Khi giai đoạn wonder week 8 tuần qua đi, bé sẽ bước vào một giai đoạn phát triển mới, với những kỹ năng vận động, nhận thức hoặc biểu đạt cảm xúc lẫn giao tiếp một cách tiến bộ hơn.

    Cách chăm sóc bé trong tuần wonder week 8

    Wonder week 8 - tuần khủng hoảng 8

    Để giúp bé vượt qua giai đoạn wonder week 8, bạn có thể làm những điều sau:

    • Luôn dành cho con những cử chỉ yêu thương ôm ấp, vuốt ve để bé cảm nhận được sự quan tâm và an toàn.
    • Theo dõi những dấu hiệu cho thấy bé con đang bị kích thích quá mức, như quấy khóc, đánh trống ngực để từ đó tìm ra nguyên nhân cụ thể đằng sau.
    • Chơi đùa cùng con và đọc cho bé những cuốn sách có hình vẽ, âm thanh và màu sắc tươi sáng, sinh động. Bé sẽ thích thú khi khám phá những mô hình mới trong thế giới của mình.
    • Tạo ra những khoảng thời gian yên tĩnh để con được nghỉ ngơi. Bạn có thể sử dụng tiếng ồn trắng (white noise) như bản nhạc du dương, hay tiếng mưa rơi, nước chảy, chim hót… nhằm “che mờ” những âm thanh xung quanh, giúp bé cảm thấy thư thái và dễ ngủ hơn.
    • Không so sánh bé với những trẻ khác, kể cả anh chị em ruột. Mỗi bé có một tốc độ phát triển và một cách biểu lộ cảm xúc riêng. Bạn nên tôn trọng và chấp nhận sự khác biệt của bé và đồng hành cùng con. 

    Vừa rồi là những thông tin về chủ đề wonder week 8 ở trẻ nhỏ cùng sự phát triển của bé trong giai đoạn này. Đừng quên truy cập Hello Bacsi để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích về chủ đề chăm sóc trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nhé!

    Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin và đặt khám ngay tại: Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn – Đặt lịch hẹn khám với BS.CKII Nguyễn Hoài Chân

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ CKII Nguyễn Hoài Chân

    Nhi khoa · Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn


    Tác giả: Trần Lê Phương Uyên · Ngày cập nhật: 23/08/2023

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo