Vậy nên bạn cần tìm hiểu rõ con bạn có thực sự yêu thích môn thể thao đó hay không và nếu có thì bé yêu thích môn này đến mức nào. Đôi khi, bạn chỉ cần giải tỏa một chút tâm lý cho con có thể làm cho bé cảm thấy thoải mái hơn khi luyện tập và thi đấu. Các môn thể thao và vận động ngoài trời rất có lợi cho sức khỏe của bé, vì vậy bạn nên khuyến khích bé tham gia các hoạt động như vậy.
Tuy nhiên, nếu việc tham gia các môn thể thao này làm cho trẻ cảm thấy căng thẳng quá nhiều (bé ghét việc tập luyện hoặc thi đấu môn thể thao đó) hoặc ảnh hưởng xấu đến tâm trạng, bạn nên cho bé tạm ngưng luyện tập. Tuy thế, bạn nên khuyến khích con chọn và chơi một môn thể thao khác.
Bạn đừng đặt nặng quá nhiều chuyện thắng thua hay thành tích phải đạt được, bé chỉ cần cảm thấy vui vẻ thôi là đủ.
Vấn đề 3: “Con ghét trường mới. Con muốn tàng hình khi đến trường”

Nếu phải chuyển sang trường mới, việc bé cảm thấy lạc lõng là điều khó tránh khỏi. Điều này có thể làm cho bé cảm thấy lo lắng, trong một vài trường hợp nghiêm trọng còn có thể khiến trẻ rơi vào trạng thái trầm cảm. Tuy nhiên, trẻ con thường có khả năng thích ứng với môi trừng xung quanh và kết bạn nhanh hơn người lớn. Vì vậy, hãy trấn an con rằng mọi chuyện rồi sẽ ổn và trong trường hợp này, con không cần đến quyền năng của phép tàng hình.
Thay vì ngồi ủ rũ một mình, bạn hãy khuyên con tham gia các câu lạc bộ hoặc hội nhóm ở trường mới. Việc này sẽ giúp con có cơ hội trò chuyện với các bạn có cùng sở thích, từ đó giúp bé dễ kết bạn và mau chóng hòa nhập hơn.
Hãy khuyến khích con chủ động làm quen với các bạn trong lớp, bắt đầu từ những bạn ngồi gần hay những bạn có cùng sở thích hoặc tính cách như con. Ngoài ra, để giúp con mau chóng hòa nhập với môi trường mới, bạn hãy khuyến khích bé thực hiện một thử thách nhỏ. Với thử thách này, mỗi ngày khi đến lớp bé hãy nói “Xin chào / Chào bạn” với các bạn trong lớp và bắt chuyện với 1 bạn. Nếu vượt qua thử thách, bé có thể làm quen được hết các bạn cùng lớp trong một thời gian ngắn.
Khi rảnh rỗi, bạn cũng có thể dẫn bé đi dạo, đến các khu vui chơi hoặc công viên gần nhà. Làm như vậy sẽ giúp bé có cơ hội gặp gỡ với những người bạn mới, đôi khi còn có cơ hội gặp bạn học cùng lớp.
Vấn đề 4: “Đứa bạn thân không thèm nói chuyện với con. Con nên làm gì?”

Đây là một vấn đề khá nan giải. Nếu con bạn thật sự yêu quý và thân thiết với người bạn đó, hãy khuyên bé chia sẻ những cảm xúc thật với bạn và tìm cách hàn gắn mối quan hệ này. Đôi khi con bạn chỉ là đang nghĩ ngợi quá nhiều thôi, việc tâm sự và mở lòng với nhau sẽ giúp trẻ em giải tỏa những khúc mắc cũng như củng cố mối quan hệ của cả hai.
Nhưng hãy nhớ rằng, ai rồi cũng sẽ thay đổi khi lớn lên. Trẻ em thường bị thu hút bởi những điều mới và từ đó thích chơi với những bạn có cùng sở thích với mình. Vậy nên, có lẽ bạn thân của bé cũng đã tìm được người bạn mới. Hãy giải thích cho bé về vấn đề này, rằng đó không phải là lỗi của bé và bé cũng không làm gì sai cả. Việc hai bé không nói chuyện với nhau thường xuyên không có nghĩa là cả hai không còn làm bạn nữa, chỉ là các con sẽ gặp khó khăn đôi chút trong việc tìm chủ đề chung để nói chuyện hơn thôi.
Bạn nên khuyên bé đừng buồn mà hãy mở lòng với những người bạn mới. Điều này sẽ giúp bé bớt cô đơn khi không có người bạn thân cũ bên cạnh. Thêm vào đó, bố mẹ nên trở thành một người bạn của con. Việc bạn trò chuyện hoặc tâm sự cùng con như bạn bè có thể giúp giải tỏa cảm xúc và làm cho bé cảm thấy đỡ cô đơn hơn.
Vấn đề 5: “Con nghĩ cô giáo không thích con. Con không biết đã làm gì sai, cũng không biết phải làm thế nào để cô thích mình”

Các bài học ở trường đã đủ tạo nhiều áp lực cho bé, nếu có thêm một cô giáo khó tính và hay xét nét nữa sẽ làm cho trẻ càng cảm thấy lo lắng hơn. Tình trạng căng thẳng có thể khiến trẻ khó tập trung và là nguyên nhân làm cho bé dễ mắc một số bệnh. Hãy trò chuyện với con để biết nguyên nhân vì sao bé nghĩ cô giáo không thích mình và cố gắng tìm ra cách giải quyết êm đẹp cho vấn đề này.
Nếu vấn đề này là do bé lầm tưởng và nhạy cảm thái quá, hãy giải thích cho con hiểu. Trường hợp cảm nhận của con về cô giáo là đúng thì điều quan trọng nhất bạn có thể làm để giải quyết vấn đề này chính là nói chuyện với cô giáo và thảo luận về những việc đang xảy ra. Lưu ý là bạn nên nói chuyện với thầy cô một cách cẩn trọng vì đây là một vấn đề tương đối tế nhị.
Mọi người đều có những vấn đề của riêng mình và trẻ con cũng vậy. Người lớn thường hay xem thường những điều lo lắng của trẻ em, từ đó khiến các vấn đề này càng trở lên lớn hơn và ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ. Là bố mẹ, bạn không nên bỏ mặc những vấn đề mà bé đang gặp phải. Hãy thường xuyên trò chuyện với con để tạo cho trẻ cảm giác tin tưởng, an toàn và dễ mở lòng với bạn. Hãy là những ông bố, bà mẹ tâm lý và đưa ra những lời khuyên hữu ích để giúp con giải quyết những lo lắng của mình nhé.
Phương Quỳnh/HELLO BACSI
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!