Bí quyết cùng con vượt qua “cơn bão” wonder week 12 nhẹ nhàng

Để bé phát triển tốt trong wonder week 12 và ba mẹ cũng không gặp quá nhiều khó khăn trong việc chăm sóc bé, bạn có thể tham khảo những cách sau:
1. Đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ
Dinh dưỡng là yếu tố quan trọng trong việc hỗ trợ bé phát triển thật tốt. Để đảm bảo bé có đủ dinh dưỡng đáp ứng nhu cầu phát triển trong tuần khủng hoảng 12, bạn cần:
- Đảm bảo bé bú đủ: Hãy quan sát và theo dõi xem bé đã bú đủ hay chưa. Trẻ 3 tháng tuổi cần bú khoảng 8 – 10 cữ mỗi ngày và mỗi cữ bé bú khoảng 100 – 150 ml sữa.
- Chú ý đến chế độ ăn của mẹ nuôi con bằng sữa mẹ: Nếu bé bú sữa mẹ, bạn hãy chú ý bổ sung thực phẩm giàu dinh dưỡng, lành mạnh vào thực đơn hàng ngày của mình.
- Tận dụng sự hỗ trợ: Để tránh bé lỡ mất cữ bú khi mẹ bận cũng như để mẹ có thêm thời gian nghỉ ngơi dưỡng sức, mẹ có thể hút sữa trước rồi trữ đông để người thân có thể giúp đỡ trong việc cho bé bú.
2. Tạo cảm giác dễ chịu cho bé
Một số việc bạn có thể làm để giúp bé bình tĩnh và bớt quấy khóc hơn như sau:
- Cho bé tắm nước ấm rồi đặt bé vào khăn tắm mềm và nhẹ nhàng massage cho bé.
- Cho bé nghe những bài hát nhẹ nhàng, du dương. Bạn cũng có thể bật tiếng ồn trắng khi bé đi ngủ nếu bé thích tiếng ồn trắng.
- Thường xuyên dành thời gian chơi với bé và vuốt ve bé để con cảm nhận được ba mẹ luôn ở bên mình.
3. Cùng con chơi những trò hỗ trợ sự phát triển
Các bé trong tuần khủng hoảng 12 đã biết nhìn ngắm xung quanh và thích theo dõi đồ vật chuyển động. Vậy nên, bạn có thể dùng các món đồ chơi yêu thích của con và di chuyển qua lại, lên xuống chầm chậm để bé tập nhìn theo.
Để bé có thể tập cầm nắm và xác định vị trí đồ vật, bạn hãy đặt đồ chơi của con trong tầm với sao cho bé cần gắng sức một chút để lấy. Cách này sẽ giúp bé phát triển khả năng cầm nắm, với lấy đồ đạc hiệu quả.
Thời điểm này cũng là lúc bé có thể tự ngẩng đầu khi nằm sấp. Do đó, mẹ có thể dành thời gian “tummy time” giúp bé vận động vùng cơ cổ và cột sống tốt hơn.
Mẹ cũng có thể bế bé đi dạo quanh nhà và mô tả cho bé các đồ vật xung quanh và cho bé chủ động sờ chạm, nhìn ngắm, cảm nhận nhiều chất liệu, kết cấu khác nhau. Bé sẽ rất thích thú khi được khám phá mọi vật bằng các giác quan đang dần hoàn thiện của mình đấy.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!