Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên · Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc
Khi thấy bé nhà mình nhút nhát, không dám thể hiện bản thân, hầu hết cha mẹ thường đem điều này ra so sánh với bạn cùng trang lứa của con. Tuy bạn là điều ấy với mục đích là để giúp con có thêm quyết tâm thay đổi mình nhưng thực ra nó lại có thể phản tác dụng. Vậy nên, muốn con giỏi hơn thì điều bạn cần làm là tìm ra những nguyên nhân khiến con nhút nhát và kém tự tin.
Đó là do khi gặp nhiều thất bại cộng với những khó khăn trong học tập, trẻ em và trẻ vị thành niên thường cảm thấy mất tự tin và suy giảm lòng tự trọng bản thân. Biểu hiện của suy giảm lòng tự trọng bản thân của bé này khác bé kia và trong tình huống này khác tình huống kia. Những bé đã quen với việc nhận thức yếu kém về bản thân thường tin rằng mình là một kẻ thất bại. Do đó, không lạ gì khi những đứa trẻ có vấn đề trong học tập thường rất dễ nhận ra bởi vì chúng sẽ thường biểu hiện sự tổn thương khi gặp khó khăn, nhất là ở trong trường học.
Một ví dụ điển hình như một đứa trẻ tự ti tham gia hoạt động mà con cảm thấy mình giỏi, chẳng hạn bé có thể rất tự tin khi làm toán nhưng lại tỏ ra chán nản và mệt mỏi khi học văn. Nhưng thật không may là trên thực tế, số tình huống bé cảm thấy tự ti quá phổ biến nhưng lại có rất ít (hoặc không có) tình huống mà bé tự tin.
Thi thoảng biểu hiện tự ti rất rõ nhưng có lúc cha mẹ phải suy luận từ những biểu hiện của bé và cách bé đương đầu với tình huống.
Trong khi một số bé có thể biểu lộ cảm giác kém tự tin hoặc nỗi buồn trực tiếp, một số bé khác lại không thể hiện ra bên ngoài. Nhiều bé gặp rắc rối trong việc học, tin rằng những lỗi và sai của bé có nguyên nhân không thể cứu vãn, như thiểu năng hoặc kém thông minh. Khi bé không tin tưởng vào những gì bé làm, bé sẽ không bao giờ thành công. Cảm giác của bé lúc đó sẽ giống như đi trong đường hầm không có ánh sáng. Nếu không có bất kì tia hy vọng nào, bé lại sợ cảm giác thất bại thêm lần nữa.
Nếu bé không cố gắng cải thiện tình huống mà chỉ biết chịu đựng, bé sẽ càng dễ bị bản thân đánh gục và trở nên kém tự tin hơn. Khi càng dễ bị tổn thương, bé càng khó lòng tìm kiếm cách ứng phó với tình huống. Tuy nhiên, cách ứng phó mới lại càng dễ phản tác dụng hơn khiến bé sẽ ngày càng tuyệt vọng.
Dưới đây là những dấu hiệu cho thấy trẻ đang rất tự ti, bạn có thể tham khảo và đối chiếu với biểu hiện của bé nhà mình nhé:
Khi tự ti bé trở nên nhạy cảm với mọi công việc và lời nói của những người xung quanh, thế nên, điều mà bạn có thể giúp bé vượt qua điều đó chính là việc trở thành người đồng hành với bé trong mọi khó khăn trắc trở của cuộc sống.
Bạn có thể xem thêm:
Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!