Tham vấn y khoa: TS. Dược khoa Trương Anh Thư · Dược · Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM
Mẹ bầu có thể gặp phải nhiều vấn đề nguy hiểm trong thời gian mang thai. Trong đó, không thể không nhắc đến tình trạng nhau tiền đạo (rau tiền đạo). Hiểu rõ về tình trạng này sẽ giúp mẹ chủ động hơn trong việc phòng ngừa, từ đó hạn chế tối đa những rủi ro liên quan có thể ảnh hưởng đến thai nhi và bản thân.
Những vị trí bình thường của nhau thai là bám mặt trước (ở phía trước thành tử cung), nhau bám mặt sau (ở phía sau thành tử cung), nhau bám ở phía trên thành tử cung, nhau bám ở bên phải hoặc bên trái tử cung. Còn nhau tiền đạo, hay rau tiền đạo, xảy ra khi nhau thai nhằm ở vị trí thấp nhất của tử cung dẫn đến bánh nhau che một phần hoặc toàn bộ cổ tử cung. Rau tiền đạo có nguy hiểm không? Rau tiền đạo rất nguy hiểm nếu nó đã bao phủ hoàn toàn cổ tử cung hoặc các mạch máu lớn, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé.
Đây là nguyên nhân chính gây xuất huyết trong khi mang thai. Tùy vào vị trí bám của nhau thai mà có các dạng nhau tiền đạo khi mang thai như:
Có khoảng 1/200 sản phụ mắc phải bệnh nhau tiền đạo. Phụ nữ trên 35 tuổi cũng có nguy cơ bị nhau tiền đạo khi mang thai. Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin.
Triệu chứng thường gặp nhất là xuất huyết âm đạo bất thường. Tình trạng này thường xảy ra vào 3 tháng cuối của thai kỳ. Xuất huyết có thể ít hoặc nhiều và có thể tự hết mà không cần được điều trị. Tuy nhiên, bạn có thể bị xuất huyết tái phát sau vài ngày hoặc vài tuần sau đó.
Trong một số trường hợp, bạn có thể sẽ bị xuất huyết trước hoặc sau khi bắt đầu chuyển dạ. Ngoài ra, các cơn co thắt tử cung cũng là một trong các dấu hiệu cho thấy bạn có khả năng bị nhau tiền đạo.
Có thể có các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Hãy gặp bác sĩ khi xuất hiện các triệu chứng xuất huyết âm đạo nhiều lần vào 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ. Nếu bạn bị chảy máu nhiều, hãy gọi cấp cứu. Cơ địa và tình trạng bệnh lý có thể khác nhau ở nhiều người. Hãy luôn thảo luận với bác sĩ để được chỉ định phương pháp chẩn đoán, điều trị và xử lý tốt nhất dành cho bạn.
Nguyên nhân gây ra rau tiền đạo là do nhau bám vào cổ tử cung nhưng lại không dịch chuyển lên phía trên trong suốt thai kỳ mà vẫn bám và phát triển tại cổ tử cung. Một vài nguyên nhân khác có thể bao gồm:
Có rất nhiều yếu tố có thể làm tăng nguy cơ bị rau tiền đạo, bao gồm:
Không có các yếu tố nguy cơ bệnh không có nghĩa là bạn không thể mắc bệnh. Những dấu hiệu trên chỉ mang tính tham khảo. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa để biết thêm chi tiết.
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Rau bám mặt trước có đẻ thường được không? Đa số những người bị rau bám mặt trước đều sẽ phải sinh mổ (đặc biệt là đối với trường hợp nhau đã bao phủ hoàn toàn cổ tử cung hoặc thai nhi đã đủ lớn) để tránh gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé.
Nếu nhau thi chỉ bám gần hoặc che một phần cổ tử cung, bạn cần phải nghỉ ngơi, tránh hoạt động mạnh, không quan hệ tình dục, không thụt rửa âm đạo hoặc đặt bất cứ thuốc gì vào âm đạo mà chưa có sự cho phép của bác sĩ. Ngoài ra, bạn sẽ được truyền máu nếu bị mất máu do xuất huyết quá nhiều hoặc tiêm một loại thuốc đặc biệt gọi là Rhogam nếu nhóm máu của bạn là Rh âm tính.
Bác sĩ sẽ chẩn đoán dựa trên tiền sử bệnh và khám sức khỏe. Mấu chốt chẩn đoán là dựa trên tình trạng xuất huyết âm đạo sau 24 tuần mang thai. Phương pháp được cho là an toàn và tốt nhất để tìm vị trí nhau thai là siêu âm (dùng sóng âm). Phương pháp này còn có thể cho biết khi nào bạn sẽ sinh. Ngoài ra, chụp cộng hưởng từ (MRI) cũng là một phương pháp có thể giúp nhận biết được tình trạng bệnh.
Mang thai là hạnh phúc của bất kỳ người phụ nữ nào. Vì vậy, nếu được chẩn đoán mắc rau tiền đạo, bạn ắt hẳn sẽ rất lo lắng liệu nó sẽ ảnh hưởng sức khỏe bản thân và thai nhi như thế nào? Bạn có thể hạn chế diễn tiến bằng cách áp dụng các phương pháp sau:
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!