backup og meta

Bà bầu uống C sủi được không? Cách bổ sung vitamin C cho bà bầu

Bà bầu uống C sủi được không? Cách bổ sung vitamin C cho bà bầu

Để tăng sức đề kháng cho bà bầu, uống C sủi là giải pháp được nghĩ đến nhiều nhất. Thế nhưng, liệu bà bầu uống C sủi hay viên uống vitamin C được không? Bổ sung vitamin C cho bà bầu theo cách này liệu có nguy hiểm?

Vitamin C là dưỡng chất rất quan trọng đối sức khỏe của mẹ cũng như sự tăng trưởng và phát triển khỏe mạnh của bé. Có rất nhiều cách để bổ sung vitamin C cho bà bầu, trong đó uống C sủi và viên uống vitamin C là cách đơn giản, phổ biến, tiện lợi và được nghĩ đến nhiều nhất.

Nếu bạn đang mang thai và cũng muốn bổ sung vitamin C theo cách này, dành ngay vài phút xem ngay bài viết của Hello Bacsi để hiểu về tác dụng của viên sủi vitamin C và viên uống vitamin C cho bà bầu cũng như biết nên bổ sung bao nhiêu vitamin C mỗi ngày trong thai kỳ là tốt nhất.

Bà bầu uống vitamin C hay C sủi được không?

vitamin C cho bà bầu

Bổ sung vitamin C trong thai kỳ là điều hết sức quan trọng bởi đây là dưỡng chất “chủ chốt” để cơ thể khỏe mạnh và thai nhi phát triển tốt.

Để bổ sung vitamin C, nhiều mẹ sẽ lựa chọn dùng viên uống vitamin C hoặc dùng viên sủi vitamin C. Thế nhưng, có bầu uống C sủi được không, bà bầu uống vitamin C được không là câu hỏi mà rất nhiều mẹ bầu băn khoăn.

Câu trả lời cho những băn khoăn này là “Có”, nhất là trong trong là mùa lạnh và cúm để tăng miễn dịch. Tuy nhiên, mẹ đừng nên quá lạm dụng và dùng quá thường xuyên.

Bởi hàm lượng vitamin C trong các viên uống tổng hợp hoặc viên sủi C có thể lên đến 1000mg và con số này lớn hơn nhiều so với lượng được khuyến cáo. Nếu bổ sung vitamin C quá nhiều sẽ gây nhiều tác hại nghiêm trọng cho sức khỏe mẹ và bé.

Thay vào đó, sẽ tốt hơn nếu bổ sung vitamin C cho bà bầu thông qua việc ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin C mỗi ngày bởi lượng vitamin C trong rau củ, trái cây đã đủ để đáp ứng được lượng vitamin C mà cơ thể cần. Chẳng hạn, 1 ly nước cam trong bữa sáng là đã đủ lượng vitamin C cần thiết.

Chỉ khi khẩu phần dinh dưỡng không đáp ứng được lượng vitamin C cần thiết cho bà bầu thì mới nên bổ sung bằng cách dùng các viên uống vitamin C tổng hợp hay C sủi. Và khi uống, mẹ nhất định phải hỏi ý kiến bác sĩ về liều lượng cũng như cách dùng tốt nhất.

Bà bầu uống C sủi: Quá liều có thể dẫn đến tác dụng phụ!

vitamin C cho bà bầu

Thực tế, những băn khoăn như bà bầu uống vitamin C được không hay bà bầu uống C sủi được không là hoàn toàn có cơ sở bởi vitamin C dù được xem là dưỡng chất thiết yếu cho bà bầu nhưng nếu bổ sung quá liều, vượt mức quy định thì có thể không tốt cho sức khỏe mẹ và bé.

Theo Hiệp hội Thai kỳ, nếu bổ sung vitamin C cho bà bầu quá nhiều có thể gây ra chứng scurvy (bé sinh ra bị thiếu hụt vitamin C). Không những vậy, nếu bà bầu uống C sủi hoặc viên uống vitamin C nhiều, thận sẽ thải ra lượng vitamin C dư thừa, gây ra sự đề kháng hoặc không dung nạp được nó trong em bé.

Ngoài ra, bổ sung quá nhiều vitamin C còn có thể dẫn đến các vấn đề như:

  • Uống vitamin C liều cao có thể dẫn đến đau bụng, buồn nôn, mệt mỏi, mất ngủ, nhức đầu, tiêu chảy, nóng bừng và phát ban.
  • Một số tác dụng phụ khác của vitamin C là viêm thực quản, bệnh Parkinson, biến chứng hồng cầu, các mạch máu dày xung quanh tim, kích ứng da, các vấn đề về đường tiêu hóa và các biến chứng về đường tiết niệu.
  • Làm tăng nguy cơ cao huyết áp. Phụ nữ bị tiểu đường có thể làm tăng lượng đường trong máu.
  • Bổ sung liên tục hơn 2000mg vitamin C mỗi ngày có thể khiến các triệu chứng của bệnh gút trở nên nghiêm trọng và gây sỏi thận
  • Phụ nữ thường uống vitamin C liều cao nếu ngưng đột ngột có thể dẫn đến thiếu hụt, vì vậy nên giảm từ từ.

Sử dụng sủi C đúng cách: Bà bầu bổ sung bao nhiêu vitamin C là tốt nhất?

Mỗi ngày, lượng vitamin C bà bầu cần bổ sung là:

  • Phụ nữ mang thai từ 19 tuổi trở lên là 85mg và 80mg đối với phụ nữ từ 18 trở xuống.
  • Phụ nữ cho con bú trên 19 tuổi cần bổ sung 120mg vitamin C mỗi ngày, còn từ 19 tuổi trở xuống sẽ là 115mg mỗi ngày.
  • Mức tiêu thụ cao nhất được cho phép mỗi ngày là 2.000mg đối với phụ nữ từ 19 tuổi trở lên và 1.800mg đối với phụ nữ từ 18 trở xuống.

Với hàm lượng vitamin C được khuyến cáo kể trên thì bạn hoàn toàn có thể bổ sung thông qua chế độ ăn. Còn nếu có ý định dùng C sủi hay viên uống vitamin C, bạn nên chọn viên uống có hàm lượng vitamin C thấp.

Ngoài ra, bà bầu bị cao huyết áp không nên dùng viên C sủi hay viên uống vitamin C. Khi uống C sủi thì bạn nên dùng buổi sáng để tránh mất ngủ.

Một số viên sủi C từ thị trường châu Úc, Âu

Viên Sủi Vitamin C Swisse 1000mg

vitamin c cho bà bầu 1

Giới thiệu

Viên sủi C này thuộc hãng thực phẩm chức năng đến từ Úc nổi tiếng. Với mùi dâu thoang thoảng, ngòn ngọt nên viên sủi rất dễ uống. Ngoài ra, viên uống có liều lượng lên đến 1000mg nên mẹ hãy lưu ý điều chỉnh tần suất uống sao cho phù hợp nhé!

Ưu điểm và khuyết điểm

Ưu điểm

  • Vị dâu thơm ngon dễ uống
  • Liều lượng vitamin C lên đến 1000mg/viên
  • Thương hiệu Swisse đến từ Úc

Khuyết điểm

  • Khó tìm mua tại thị trường Việt Nam

Viên sủi Bổ sung Vitamin C Dr. Frei 1000 mg

Giới thiệu

Viên sủi vitain C thương hiệu Dr.Frei có liều lượng lên đến 1000mg. Sản phẩm chứa lượng vitamin C giúp tác động trực tiếp đến sự ổn định của hệ thống miễn dịch, đẩy nhanh quá trình làm lành vết thương, cũng như tăng cường hoạt động của các vitamin khác – A, B1, B2, B5, E và axit folic,…

Ưu điểm và khuyết điểm

Ưu điểm

  • Được nhiều người chọn mua
  • Không đường
  • Liều lượng vitamin C lên đến 1000mg/viên
  • Sản xuất tại Đức

Khuyết điểm

  • Chưa có phản hồi tiêu cực về sản phẩm

Viên Uống C Sủi Ostrovit

Giới thiệu

Là thương hiệu thực phẩm chức năng đến từ Phần Lan, sản phẩm viên uống C sủi Osrovit với vị chua ngọt của cam, chanh nên rất dễ uống.

Ưu điểm và khuyết điểm

Ưu điểm

  • Liều lượng vitamin C 1000mg
  • Vị chua ngọt dễ uống
  • Thương hiệu Ostrovit từ Phần Lan

Khuyết điểm

  • Khó tìm mua tại thị trường Việt Nam

Sủi Vitamin C Mivolis

vitamin c cho bà bầu

Giới thiệu

Viên sủi Molivis đến từ Đức với nhiều loại khác nhau, như: vitamin C, B12, tổng hợp,… tương ứng với các mùi vị khác nhau giúp người tiêu dùng có được nhiều lựa chọn. Loại vitamin C sủi này có hàm lượng 240mg vitamin C, không quá cao – thích hợp uống hằng ngày.

Ưu điểm và khuyết điểm

Ưu điểm

  • Giá thành hợp lý
  • Vị cam thơm, dễ uống
  • Thương hiệu Molivis từ Đức

Khuyết điểm

  • Chưa có phản hồi tiêu cực về sản phẩm

Viên vitamin C sủi Blackmores Bio C 1000mg

Giới thiệu

Viên sủi C của thương hiệu Blackmores với liều lượng vitamin C với liều lượng 1000mg, kết hợp với thảo dược hoa cúc tím và kẽm, giúp tăng sức đề kháng và hoạt động của các vitamin khác.

Ưu điểm và khuyết điểm

Ưu điểm

  • Liều lượng vitamin C 1000mg
  • Vị chua ngọt dễ uống, không chứa đường
  • Chứa thêm thảo dược hoa cúc tím và kẽm

Khuyết điểm

  • Giá thành cao

Thực phẩm giàu vitamin C cho bà bầu

nguồn bổ sung vitamin c cho bà bầu

Những loại thực phẩm thường chứa nhiều vitamin C mà bà bầu nên thêm vào chế độ ăn là trái cây họ cam quýt, rau có màu xanh và một số loại trái cây khác. Ngũ cốc và nước trái cây cũng giúp bổ sung loại vitamin này.

  • Trái cây: Vitamin C có nhiều trong các loại trái cây họ cam quýt như cam, chanh, quýt và cũng có thể được tìm thấy trong táo, mơ, hồng, đào, dâu tây… Bạn có thể ăn sống, làm nước ép hoặc làm mứt.
  • Rau củ: Cà chua, củ cải đường, tiêu, khoai tây tươi là những nguồn cung cấp vitamin C rất tốt. Bắp cải, đặc biệt là ở dạng lên men, cũng rất giàu vitamin C.
  • Động vật: Cả thịt và cá đều có chứa lượng vitamin C đủ để đáp ứng yêu cầu hằng ngày của bạn.

Tầm quan trọng của việc bổ sung vitamin C cho bà bầu

Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh, nếu bà bầu bị thiếu hụt vitamin C có thể khiến não thai nhi không thể phát triển hoàn toàn. Do đó, bà bầu cần đảm bảo cung cấp đủ vitamin C trong chế độ ăn mỗi ngày ngay từ đầu. Nếu não đã bị thiệt hại rồi mới bổ sung vitamin C thì sẽ không đem lại lợi ích gì. Nghiên cứu đã phát hiện ra rằng tình trạng tổn thương não có thể xảy ra rất sớm trong thời gian mang thai. Ngoài ra, thiếu hụt vitamin C còn có thể:

  • Gây chảy máu chân răng, phá vỡ tĩnh mạch mao dẫn (các mạch máu nhỏ) bên dưới da. Nếu tình trạng này kéo dài, có thể dẫn đến bệnh còi xương.
  • Khiến da bị khô, làm chậm quá trình lành vết thương, vết bầm tím.

Ngoài ra, vitamin C còn tham gia vào nhiều quá trình sinh học của cơ thể. Bổ sung vitamin C cho bà bầu đầy đủ có thể giúp bạn nhận được những lợi ích như:

  1. Chống lại các bệnh nhiễm trùng và bảo vệ cơ thể khỏi các độc tố
  2. Giúp sửa chữa các mô, làm lành vết thương, tăng trưởng xương và đem lại làn da khỏe mạnh
  3. Tạo ra collagen, một protein có trong thành phần của sụn, xương, gân và da
  4. Giúp cơ thể hấp thụ sắt từ thực phẩm (chủ yếu là từ thực vật). Sắt giúp điều hòa hemoglobin, bảo vệ bạn khỏi bệnh thiếu máu.
  5. Ngăn ngừa chảy máu lợi, làm giảm xuất huyết dưới da.
  6. Ngăn ngừa tình trạng tĩnh mạch bị suy do cholesterol tích tụ và loại bỏ các chất độc hại.
  7. Hỗ trợ sự phát triển của bào thai. Giúp tạo các mô, tăng cường mạch máu của nhau thai, nên cung cấp thêm oxy cho bào thai, làm giảm nguy cơ bong nhau thai.
  8. Hỗ trợ điều trị táo bón thai kỳ
  9. Cải thiện tính đàn hồi của da, làm giảm vết rạn da và khiến chúng biến mất sau khi sinh.
  10. Tốt cho móng tay, tóc của mẹ và thai nhi.

[embed-health-tool-due-date]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Vitamin C supplementation in pregnancy https://www.cochrane.org/CD004072/PREG_vitamin-c-supplementation-pregnancy Ngày truy cập 15/05/2019

Vitamins and supplements during pregnancy https://www.pregnancybirthbaby.org.au/vitamins-and-supplements-during-pregnancy Ngày truy cập 15/05/2019

Vitamin C supplementation in pregnancy https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/26415762/ Ngày truy cập 15/05/2019

Vitamin Overdose During Pregnancy https://americanpregnancy.org/healthy-pregnancy/pregnancy-health-wellness/vitamin-overdose/ Ngày truy cập 15/05/2019

Vitamins, supplements and nutrition in pregnancy https://www.nhs.uk/pregnancy/keeping-well/vitamins-supplements-and-nutrition/ Ngày truy cập 15/05/2019

Phiên bản hiện tại

17/01/2022

Tác giả: Phối Linh

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Cập nhật bởi: Phối Linh


Bài viết liên quan

Kinh nghiệm ở cữ sau sinh mổ: Kiêng cữ như thế nào là khoa học?

8 thực phẩm giàu chất xơ cho bà bầu, mẹ bị trĩ nên xem ngay


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Phối Linh · Ngày cập nhật: 17/01/2022

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo