backup og meta
Chuyên mục
Hỏi bác sĩ
Lưu
Công cụ

7 điều mẹ bầu nên biết về gây tê ngoài màng cứng khi sinh

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên · Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


Tác giả: Thu Nga · Ngày cập nhật: 15/11/2019

    7 điều mẹ bầu nên biết về gây tê ngoài màng cứng khi sinh

    Phương pháp gây tê ngoài màng cứng là phương pháp giảm đau hiệu quả rất phổ biến trong quá trình sinh đẻ. Hiện tại vẫn còn nhiều thắc mắc về những ảnh hưởng của phương pháp này đối với mẹ và bé. Tuy nhiên một vài nghiên cứu gần đây cho thấy gây tê ngoài màng cứng là một biện pháp an toàn và mang lại hiệu quả cao để giúp các mẹ bầu giảm đau khi sinh nở. Các bà mẹ tương lai thường băn khoăn rằng sử dụng gây mê khi sinh sẽ khiến họ cảm thấy mình “yếu đuối” và quan trọng hơn hết là lo ngại về sự an toàn của em bé khi sử dụng biện pháp này.

    Phương pháp gây tê ngoài màng cứng là gì?

    Với phương pháp gây tê ngoài màng cứng thuốc gây tê sẽ được đưa vào khoang ngoài màng cứng xung quanh các dây thần kinh cột sống ở phần lưng dưới. Thuốc sẽ gây tê khu vực phía trên và dưới vùng được tiêm thuốc. Bạn vẫn sẽ tỉnh táo trong lúc sinh con. Phương pháp này áp dụng được cho cả sinh thường và sinh mổ. Các bác sĩ gây mê sẽ là người thực hiện phương pháp này.

    Gây tê ngoài màng cứng sẽ ảnh hưởng đến mẹ và bé như thế nào?

    Phương pháp này dễ làm tăng nhiệt độ cơ thể và có khả năng tiến triển thành sốt. Nếu không gây tê, cơn đau sẽ kích thích cơ thể giải phóng các hormone gây stress vào trong mạch máu. Hoạt động này làm tăng nhịp tim cũng như tăng chuyển hướng máu từ tử cung. Ngoài ra, cơn đau sẽ làm bạn tăng thông khí- gây chuyển máu đi khỏi nhau thai. Gây tê ngoài màng cứng sẽ ngăn chặn hiện tượng này. Vì vậy bạn sẽ không bị ảnh hưởng bởi bất kỳ tác dụng phụ nào.

    Gây tê ngoài màng cứng có đau không?

    Một số phụ nữ lo sợ việc gây tê ngoài màng cứng hơn cả việc sinh con. Tuy nhiên, hầu hết những ai đã từng thực hiện đều cho biết thủ thuật gây tê ngoài màng cứng dễ chịu hơn nhiều so với những cơn đau khi bị chích kiêm tiêm dịch truyền hay thậm chí so với một cơn co thắt tử cung khi sinh. Bạn có thể cảm nhận được thuốc tê đang được truyền vào cơ thể qua kim tiêm. Quá trình tiêm thuốc gây tê chỉ mất khoảng 5 giây. Thuốc tê sẽ bắt đầu phát huy tác dụng sau 5 phút và đạt đỉnh sau 10 phút. Vì vậy cơn đau của bạn sẽ chấm dứt hoàn toàn sau khoảng 15 phút.

    Quy trình thực hiện gây tê ngoài màng cứng

    Bác sĩ sẽ tiêm thuốc gây tê cho bạn, kim tiêm ngoài màng cứng sẽ đi xuyên qua vùng được gây tê. Các ống thông ngoài màng cứng sẽ được luồn vào khoang ngoài màng cứng của bạn. Sau đó bác sĩ sẽ rút kim tiêm trước khi đặt các ống thông vào lưng. Họ sẽ đề nghị bạn nằm xuống để thuốc tê được đẩy vào các ống thông. Cuối cùng, thuốc tê ngoài màng cứng sẽ được đưa vào cơ thể liên tục thông qua các ống thông cho tới khi cơ thể nhận được đủ lượng thuốc.

    Mẹ bầu cử động hoặc bị co thắt tử cung trong lúc gây tê

    Các cơn co thắt tử cung thường diễn ra khoảng 2 phút một lần. Bạn có thể sẽ bị co thắt tử cung trong quá trình đặt ống nhưng vấn đề này không quá nghiêm trọng đến sức khỏe của bạn và bé. Đặt ống thông ngoài màng cứng không phải là một kỹ thuật quá cầu kỳ. Những cử động ở mức độ vừa phải trong quá trình đặt ống có thể khiến quá trình bị kéo dài, nhưng đa số mọi người đều chịu được đến khi kết thúc thủ thuật.

    Đảm bảo an toàn khi thực hiện gây tê ngoài màng cứng

    Một số mẹ bầu thường băn khoăn về việc đảm bảo ống thông ngoài màng cứng được đặt đúng chỗ và không làm tổn thương đển tủy sống hoặc các dây thần kinh. Tuy nhiên bạn không cần quá lo lắng về vấn đề này.

    Dấu hiệu để tìm được khoang ngoài màng cứng là bác sĩ cảm thấy sự thay đổi khi ống tiêm chạm đến khoang ngoài màng cứng. Bác sĩ gây mê sẽ luồn ống thông ngoài màng cứng sau khi tìm được khoang ngoài màng cứng.

    Rất nhiều người có quan niệm sai lầm rằng gây tê ngoài màng cứng hoặc tủy sống sẽ tiêm thuốc tê trực tiếp vào dây thần kinh hoặc trong ống cột sống. Tuy nhiên sự thật là kim tiêm, ống thông và thuốc tê sẽ được đặt ở một khoang nơi các dây thần kinh chạy ngang qua.

    Xương sống là cấu trúc xương bảo vệ cho khoang ngoài màng cứng của bạn. Việc đưa thuốc tê vào trong xương sống bằng kim tiêm ngoài màng cứng sẽ không làm bạn thấy đau. Ngược lại, bạn thậm chí còn không có cảm giác gì khi bác sĩ tiêm vào xương sống của mình. Ngoài ra rất khó để đụng vào các dây thần kinh, đặc biệt là dây thần kinh cột sống bằng kim tiêm ngoài màng cứng. Các dây thần kinh phân bố ở các bên xung quanh của khoang ngoài màng cứng chứ không nằm ở vị trí trung tâm, trong khi kim tiêm phải được tiêm vào vị trí trung tâm.

    Bạn có thể đi lại sau khi thực hiện gây tê ngoài màng cứng không?

    Khi vừa tiêm xong, chân bạn có thể bị tê do ảnh hưởng của thuốc, lúc này bạn rất dễ bị té ngã gây nguy hiểm tới bản thân và em bé trong bụng. Do đó, tốt nhất là bạn nên nằm yên một chỗ cho đến lúc sinh. Ngoài ra, bạn cũng cần phải nằm lại trên giường để các bác sĩ và nhân viên y tế thuận tiện thường xuyên theo dõi nhịp tim của bé trước khi sinh để đảm bảo an toàn cho cả hai.

    Bạn không nên quá lo lắng vì những bất tiện khi thực hiện gây tê ngoài màng cứng. Các ảnh hưởng của phương pháp này thường sẽ hết trong vòng hai tiếng kể từ khi bác sĩ ngưng đưa thuốc tê vào cơ thể. Khi thuốc hết tác dụng, bạn có thể sẽ cảm thấy đau hông hoặc đau lưng sau khi sinh. Vùng da được thực hiện gây mê có thể xuất hiện vài vết bầm nhỏ và cảm giác đau nhẹ. Tuy nhiên, các triệu chứng này sẽ thuyên giảm nhanh chóng sau một hoặc hai ngày.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

    Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


    Tác giả: Thu Nga · Ngày cập nhật: 15/11/2019

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo