backup og meta

Sa dây rốn: Nguyên nhân và cách điều trị

Sa dây rốn: Nguyên nhân và cách điều trị

Trong những tuần cuối cùng của thai kỳ, chắc hẳn bạn sẽ bắt đầu cảm thấy lo lắng nhiều hơn về sức khỏe của bé. Để chắc chắn rằng bé hoàn toàn khỏe mạnh, tốt nhất bạn nên đi khám thai thường xuyên. Trong thời gian này, nếu bị sa dây rốn, nhiều người chắc hẳn rất lo lắng. Tại sao lại bị sa dây rốn? Hãy cùng Hello Bacsi theo dõi những chia sẻ dưới đây để hiểu thêm về tình trạng này nhé.

Sa dây rốn là tình trạng dây rốn sa xuống qua cổ tử cung vào trong ống sinh trước em bé. Điều này khiến dây rốn bị chèn ép giữa thành xương chậu. Tình trạng này xảy ra với khoảng 1/10 ca sinh nở và chủ yếu là trong thời gian sinh con nhưng ở mức độ nhẹ và ít được chú ý.

Sa dây rốn thường xuất hiện nhiều ở quá trình chuyển dạ nhưng nó vẫn có thể xuất hiện ở giai đoạn cuối của thai kỳ khi bé bắt đầu di chuyển nhiều hơn. Trong thời gian mang thai và chuyển dạ, nhiều bé sẽ gặp phải tình trạng này ở mức độ nhẹ và không gây hại nhiều.

Tuy nhiên, có những trường hợp tình trạng sa dây rốn có thể trở nên nghiêm trọng và kéo dài một thời gian. Dây rốn có chức năng cung cấp các chất dinh dưỡng quan trọng và oxy cho bé. Nếu dây rốn bị nén chặt trong thời gian dài thì lượng máu và oxy truyền đến cho bé sẽ bị giảm. Ngoài ra, tình trạng này còn có thể làm thay đổi nhịp tim của bé.

Nguy cơ khi bị sa dây rốn?

Khi nhịp tim của bé thay đổi do dây rốn bị chèn ép, nó có thể dẫn đến các biến chứng như suy thai với các triệu chứng như nhịp tim giảm đột ngột, huyết áp và nồng độ oxy giảm. Nhịp tim của bé phải nhỏ hơn 115 nhịp/phút kéo dài hơn 15 giây nhưng ít hơn 10 phút.

Ngoài ra, tình trạng này còn làm thay đổi huyết áp do nhịp tim của bé thay đổi. Dây rốn bị nén chặt lại sẽ khiến cho tĩnh mạch trên dây rốn cũng bị nén, dẫn đến khí CO2 bị tích tụ trong máu, gây ra chứng toan hô hấp.

Những tổn thương mà sa dây rốn gây ra sẽ phụ thuộc vào khoảng thời gian mà dây rốn bị nén lại. Nếu dây rốn bị chèn ép trong một khoảng thời gian dài thì lượng máu và oxy được truyền đến não của bé sẽ giảm. Điều này sẽ khiến não bị tổn thương.

Bên cạnh đó, tình trạng này cũng có thể dẫn đến thiếu oxy trong máu một thời gian ngắn, có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm về sức khỏe, kể cả thai nhi tử vong. Mặc dù tình trạng này hiếm nhưng bạn cũng nên cẩn thận.

Nguyên nhân khiến dây rốn bị sa?

Trong thời gian sinh nở, dây rốn bị kéo căng và nén chặt, dẫn đến tình trạng sa dây rốn. Trong khi mang thai, việc bé hiếu động quá mức cũng có thể gây ra tình trạng này. Ngoài ra, ối vỡ sớm cũng có thể là nguyên nhân của sa dây rốn.

Ối vỡ sớm là tình trạng màng ối bị vỡ trước khi chuyển dạ. Nếu ối bị vỡ trước tuần thứ 32 của thai kỳ thì bạn sẽ có khả năng bị sa dây rốn từ 32 – 76%. Việc dây rốn di chuyển xuống ngả âm đạo trước khi chuyển dạ cũng là một nguyên nhân khiến dây rốn bị nén chặt.

Làm thế nào để biết mình bị sa dây rốn?

Tình trạng dây rốn bị chèn ép có thể được chẩn đoán trước khi chuyển dạ thông qua siêu âm. Tuy nhiên, bạn sẽ không thể phát hiện được tình trạng này nếu không có sự trợ giúp của bác sĩ.

Điều trị sa dây rốn

Một trong những phương pháp điều trị thường được sử dụng nhất là truyền ối. Truyền ối là quá trình đưa dung dịch muối ở nhiệt độ phòng vào tử cung trong thời gian chuyển dạ nhằm làm giảm áp lực khiến dây rốn bị nén.

Nếu dây rốn chỉ bị nén ít thì phương pháp điều trị là tăng lượng oxy cung cấp cho người mẹ để làm tăng lượng máu truyền qua rốn. Nếu bị nặng, bạn sẽ được theo dõi chặt chẽ để xem có bé có rơi vào tình trạng nguy hiểm hay không. Nếu có thì cần phải được can thiệp ngay.

Nếu bé có dấu hiệu suy thai hoặc nhịp tim của bé bỗng giảm đột ngột thì bác sĩ sẽ chỉ định mổ lấy thai để đảm bảo an toàn cho bé.

[embed-health-tool-due-date]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Umbilical Cord Prolapse http://americanpregnancy.org/pregnancy-complications/umbilical-cord-prolapse/ Ngày truy cập 19/2/2018

Umbilical Cord Prolapse https://www.uptodate.com/contents/umbilical-cord-prolapse Ngày truy cập 19/2/2018

Phiên bản hiện tại

12/03/2018

Tác giả: Bich Ngan

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Cập nhật bởi: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh


Bài viết liên quan

Kinh nghiệm ở cữ sau sinh mổ: Kiêng cữ như thế nào là khoa học?

3 lợi ích bất ngờ của âm nhạc với quá trình chuyển dạ


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Bich Ngan · Ngày cập nhật: 12/03/2018

ad iconQuảng cáo
app promote banner

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo