Xyanua, hay còn gọi là cyanide, là một chất cực kỳ độc hại tồn tại ở nhiều dạng khác nhau, bao gồm rắn, lỏng, khí, và các tiền chất có trong một số thực phẩm như sắn, măng, và hạt quả táo.
Xyanua có ở đâu?
Xyanua xuất hiện từ nhiều nguồn độc hại khác nhau, chẳng hạn như khói cháy từ các vật dụng gia đình. Khi cháy, các vật liệu như len, tơ tằm, cao su tổng hợp, và các chất polyurethane từ nhựa dẻo, sơn, keo, chất chống thấm, cách âm, nệm sẽ sinh ra xyanua. Hóa chất từ phòng thí nghiệm hay các quá trình sản xuất công nghiệp như luyện kim, chụp rửa ảnh, làm nữ trang, đồ nhựa, khai thác mỏ và chất thải cũng có thể phát sinh xyanua.
Trong tự nhiên, xyanua có trong một số thực vật như khoai mì, măng, hạt quả táo, mận Hà Nội, cherry, anh đào và hạnh nhân đắng. Các thực vật này chứa glycoside amygdalin, khi ăn vào, chất này sẽ bị tiêu hóa và phóng thích xyanua gây ngộ độc.
Xyanua là một hóa chất cực kỳ độc hại. Liều tử vong khi nuốt phải