Tập cho bé ăn dặm không chỉ là giai đoạn mẹ giúp bé rèn khả năng nhai, nuốt thức ăn đặc và đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng để phát triển nhanh chóng. Đây còn là giai đoạn mẹ đồng hành để khuyến khích trẻ có thói quen ăn uống lành mạnh, tự lập. Với mẹ chưa có kinh nghiệm cho con ăn dặm sẽ không tránh khỏi một số thắc mắc như bé mấy tháng ăn dặm? Trẻ mới làm quen với thức ăn đặc có thể ăn được những gì?
Mặc dù mỗi bé sẽ có một tốc độ phát triển khác nhau nhưng thời điểm mẹ bắt đầu tập cho con ăn dặm cần phù hợp, quá sớm hay quá muộn đều ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe và sự phát triển của bé.
Bé mấy tháng ăn dặm?
Theo khuyến cáo, mẹ có thể cho trẻ từ 6 tháng tuổi làm quen với thức ăn và đồ uống khác ngoài sữa mẹ. Trong giai đoạn này, mặc dù sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng quan trọng nhưng không còn đủ để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của bé. Vì vậy, con sẽ cần ăn bổ sung hoặc còn gọi là ăn dặm giữa các cữ bú để có đủ dưỡng chất cho sự phát triển.
1. Các dấu hiệu giúp nhận biết trẻ đã sẵn sàng ăn dặm
Bé mấy tháng ăn dặm? 6 tháng tuổi là thời điểm phù hợp để tập cho con ăn dặm và làm quen với nhiều loại thực phẩm. Tuy nhiên, để xác định xem bé đã thực sự sẵn sàng ăn dặm hay chưa thì mẹ cần quan sát thêm các dấu hiệu sau đây:
- Trẻ biết ngồi, có khả năng kiểm soát đầu và cổ
- Trẻ biết há miệng khi đưa thức ăn đến gần
- Trẻ bắt đầu nhai, tém thức ăn thay vì lè ra ngoài
- Trẻ cố gắng cầm nắm, đưa đồ vật vào miệng
- Trẻ thích nhìn người khác ăn và cố gắng với tay lấy thức ăn.
2. Việc cho trẻ ăn dặm không đúng thời điểm có thể gây ra các vấn đề gì?
Tập cho bé ăn dặm không đúng thời điểm, dù quá sớm hay quá muộn cũng đều ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ.
Trường hợp bé ăn dặm quá sớm
Bé mấy tháng ăn dặm, ăn dặm sớm có sao không? Trẻ ăn dặm quá sớm không có lợi và thể khiến trẻ:
- Dễ gặp các vấn đề về tiêu hóa và hấp thu, từ đó làm tăng nguy cơ suy dinh dưỡng, dễ mắc bệnh…
- Giảm nhu cầu bú có thể khiến trẻ không nhận đủ nguồn dinh dưỡng cần thiết để phát triển bình thường, khỏe mạnh.
Trường hợp bé ăn dặm quá muộn
Nếu cho bé ăn dặm quá muộn thì nguy cơ thiếu hụt dưỡng chất và suy dinh dưỡng cũng tăng lên. Nguyên nhân là vì:
- Ở giai đoạn này, sữa mẹ không thể đáp ứng đầy đủ cho nhu cầu năng lượng, dinh dưỡng hàng ngày của bé nữa.
- Việc không ăn thêm thức ăn bổ sung sẽ khiên con chậm lớn, chậm phát triển, thậm chí là dễ nhiễm bệnh hơn do không được chăm sóc hợp lý để nâng cao miễn dịch.
Giải đáp những thắc mắc thường gặp xoay quanh việc cho trẻ ăn dặm
Ngoài việc đi tìm lời giải đáp cho thắc mắc bé mấy tháng ăn dặm thì vẫn còn vô vàn những vấn đề khác xoay quanh chuyên ăn dặm của trẻ mà các bố mẹ không biết hỏi ai.
1. Bé mấy tháng ăn được thịt, cá tôm?
Thịt, cá, tôm là những thực phẩm thuộc nhóm cung cấp chất đạm, giàu chất dinh dưỡng. Trong hầu hết trường hợp, mẹ có thể cho bé làm quen những thực phẩm này khi được 6 tháng tuổi. Đây là giai đoạn mà hệ tiêu hóa của trẻ đã phát triển ở mức độ có thể xử lý các thức ăn khác ngoài sữa mẹ nhưng cần lưu ý:
- Thịt bò, thịt heo, thịt gà… thì thường ít gây dị ứng nên mẹ có thể tập cho bé ăn ngay từ khi bé được 6 tháng tuổi.
- Cá, tôm thì nguy cơ dị ứng cao hơn và thường dễ nhiễm khuẩn trong quá trình bảo quản, chế biến nên cần chờ con 7 tháng mới tập cho bé ăn.
Vì vậy, nếu con không dị ứng hải sản, mẹ nên đưa thịt cá tôm vào chế độ ăn dặm hàng ngày để cung cấp dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của con.
2. Bé mấy tháng ăn được tôm, cua, cá?
So với thịt và rau củ quả thì mẹ không nên cho bé ăn tôm cua cá quá sớm, chỉ nên cho bé ăn khi được khoảng 7 tháng tuổi. Mặc dù đây cũng là những thực phẩm giàu dinh dưỡng, bao gồm các acid amin thiết yếu, vitamin A, D, canxi, phốt pho, kẽm, i-ốt… tốt cho sự phát triển toàn diện của trẻ nhưng có thể gây dị ứng.
- Ưu tiên chọn tôm cua cá tươi ngon, đảm bảo an toàn thực phẩm.
- Trong lần đầu tiên cho ăn, mẹ chỉ nên cho con lượng ít và quan sát phản ứng của bé. Nếu không có triệu chứng bất thường thì mới nên đưa tôm cua cá vào chế độ ăn của trẻ.
- Tuy tôm cua cá là thực phẩm bổ dưỡng nhưng không nên cho bé ăn quá nhiều để tránh mất cân bằng dinh dưỡng và tăng nguy cơ tích trữ kim loại nặng trong cơ thể.
3. Bé mấy tháng ăn được cá hồi?
Thông thường, mẹ có thể cho bé ăn cá hồi từ tháng thứ 6, 7 trở đi nhưng chỉ cho bé ăn ở tháng thứ 7 vì cá cũng là thực phẩm có nguy cơ cao gây dị ứng. Về dinh dưỡng, cá hồi là nguồn cung cấp đạm, omega-3, kali, vitamin D, vitamin B… cần thiết cho sự phát triển của trẻ, đặc biệt là phát triển về thần kinh.
Mặc dù món cá hồi rất giàu dinh dưỡng nhưng mẹ vẫn không nên cho bé ăn quá nhiều và ăn liên tục. Khi chế biến, mẹ cũng nên nấu chín và lọc hết xương, xay nhuyễn để đảm bảo an toàn cho bé khi ăn. Điều quan trọng nữa là mẹ cần theo dõi phản ứng của con sau khi ăn cá hồi. Nếu có dấu hiệu dị ứng như phát ban, ngứa… thì nên sớm đưa trẻ đi khám.
4. Bé mấy tháng ăn được lươn?
Bé mấy tháng ăn dặm, khi nào thì con ăn được lươn? Lươn là thực phẩm bổ dưỡng, lành tính nên thường được dùng để nấu cháo cho bé ăn dặm. Thịt lươn có chứa nhiều dưỡng chất như chất đạm, chất béo, sắt, canxi, phốt pho, các vitamin như A, D, B1, B2, B6 và PP… cần thiết cho sự phát triển toàn diện của trẻ như chiều cao, cân nặng, não bộ, xương khớp…
Tuy nhiên, như nhiều loại hải sản thì lươn cũng là thực phẩm có thể gây dị ứng. Vì vậy, theo các chuyên gia, mẹ nên cho bé ăn thịt lươn từ khoảng 7, 8 tháng tuổi với các món ăn dặm bổ dưỡng như cháo lươn dầu mè, cháo lươn đậu xanh, cháo lươn khoai môn…. Tuy vậy, mẹ cũng không nên cho bé ăn quá thường xuyên vì trẻ có thể bị ngán và không hấp thụ thêm dưỡng chất từ các món ăn khác.
5. Bé mấy tháng ăn được váng sữa?
Theo khuyến nghị thì mẹ chỉ nên cho bé ăn váng sữa khi:
- Mẹ chỉ nên bổ sung váng sữa cho bé sau 6 tháng tuổi.
- Do váng sữa là thực phẩm nhiều chất béo nên sẽ phù hợp với những bé nhẹ cân, suy dinh dưỡng hoặc trẻ mới ốm dậy cần bổ sung năng lượng nên không cần bổ sung cho con quá nhiều.
Vậy nên cho bé ăn bao nhiêu váng sữa là phù hợp?
- Trẻ từ 6 đến 12 tháng tuổi có thể ăn 1 hộp váng sữa mỗi ngày.
- Trẻ lớn hơn có thể ăn 1 đến 2 hộp mỗi ngày tùy vào khả năng dung nạp.
Mẹ nên cho bé ăn váng sữa vào bữa phụ vào buổi sáng hoặc buổi chiều, tránh ăn trước bữa chính và trước giờ đi ngủ. Ngoài ra, váng sữa cũng rất dễ hỏng nên mẹ cần bảo quản đúng cách và cho trẻ ăn càng sớm càng tốt sau khi mua.
6. Bé mấy tháng ăn được sữa chua
Sữa chua là thực phẩm cung cấp protein, canxi, vitamin D… đặc biệt là các lợi khuẩn cần thiết cho đường ruột của trẻ và mang lại nhiều lợi ích sức khỏe. Hầu hết trẻ đến tuổi ăn dặm khoảng 6 tháng tuổi trở lên đều có thể ăn được sữa chua. Tuy nhiên, mẹ nên cho bé ăn sữa chua với lượng hợp lý, ăn quá nhiều có thể khiến trẻ nhanh no và bỏ qua nhiều món ăn khác gây mất cân bằng dinh dưỡng.
Sữa chua cho bé chỉ nên xem là một món ăn nhẹ, có thể xay nhuyễn với trái cây và nên ăn sau bữa chính. Khi chọn mua sữa chua cho bé, mẹ nên ưu tiên loại sữa chua nguyên kem, không đường và chứa nhiều chủng lợi khuẩn quan trọng với đường ruột. Tránh tuyệt đối việc cho bé ăn sữa chua đã bị hỏng, tránh để quá lạnh và cũng tránh hâm nóng sữa chua sẽ làm gây mất chất dinh dưỡng.
7. Các thực phẩm nào cần tránh cho bé ăn dặm?
Đối với trẻ mới tập ăn dặm và dưới 12 tháng tuổi, một số thực phẩm sau đây bé không nên ăn để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe:
- Thực phẩm chế biến, thức ăn nhanh như xúc xích, thịt xông khói, khoai tây chiên, bánh quy, kẹo, các loại bánh ngọt, nước ngọt có gas, nước ép trái cây…
- Sữa tươi, phô mai chưa tiệt trùng.
- Trẻ dưới 12 tháng tuổi không nên ăn trực tiếp mật ong hoặc bất cứ món ăn nào có chứa mật ong vì có nguy cơ gây ngộ độc cho trẻ.
- Thực phẩm tái sống vì hệ tiêu hóa và đề kháng của bé còn non nớt nên có thể mắc bệnh do nhiễm giun sán.
- Thực phẩm cứng, giòn như bánh quy, kẹo, bỏng ngô, kẹo dẻo, kẹo singum, kẹo thạch… vì dễ gây hóc, nghẹn.
- Thực phẩm đồ uống nhiều đường.
- Trà, cà phê hoặc bất kỳ loại đồ uống nào có chứa caffeine…
Các nguyên tắc cần lưu ý khi cho bé ăn dặm
Bé mấy tháng ăn dặm? Khi mới cho yer ăn dặm cần lưu ý gì? Khi trẻ bắt đầu ăn dặm, điều này đồng nghĩa với việc trẻ bước sang một giai đoạn phát triển mới và cần có thời gian để làm quen với những thức ăn khác ngoài sữa mẹ. Tuy nhiên, mẹ chưa có kinh nghiệm cho con ăn cũng không cần quá lo lắng. Hãy lưu ý và áp dụng một số nguyên tắc sau, việc tập cho bé ăn dặm cũng sẽ thuận lợi.
Lưu ý khi cho bé ăn dặm
- Cho bé ăn từ ít đến nhiều
- Cho bé ăn từ ngọt đến mặn
- Cho bé ăn thức ăn từ loãng đến đặc
- Quan sát phản ứng của trẻ sau khi bé lần đầu ăn một thực phẩm nào đó
- Cho bé ăn đa dạng các nhóm chất
- Cho ăn theo nhu cầu, không ép trẻ ăn
1. Cho bé ăn từ ít đến nhiều
Trẻ 6 tháng mới tập ăn dặm thì kích thước dạ dày vẫn còn nhỏ. Vì vậy, các mẹ nên tập cho bé ăn từng chút một với lượng ít thức ăn rồi tăng dần.
Nhiều mẹ thường thắc mắc bé 6 tháng ăn dặm ngày mấy lần hoặc bé 6 tháng ăn dặm mấy cữ?
- Trong tháng đầu tiên ăn dặm: Bé có thể ăn 1 – 3 muỗng bột hoặc cháo loãng/lần, mỗi ngày cho bé ăn từ 2 – 3 lần.
- Khi trẻ lớn hơn: Lượng thức ăn có thể tăng dần lên ⅓ chén hoặc nửa chén / lần và cho bé ăn 3 – 4 lần mỗi ngày. Trong đó, có thể kết hợp thêm các bữa phụ như sữa chua, bánh ăn dặm…
2. Cho bé ăn từ ngọt đến mặn
Ngoài thắc mắc bé mấy tháng ăn dặm thì nhiều ba mẹ cũng quan tâm đến việc trẻ mới ăn dặm nên ăn gì?
- Khi mới ăn dặm bé nên được cho ăn những thức ăn có vị ngọt như chuối, táo, khoai lang, bột, cháo có trộn thêm sữa mẹ hoặc sữa công thức để dễ làm quen với những thức ăn mới lạ.
- Sau một thời gian, mẹ hãy cho bé thử thêm thịt, cá, các loại rau củ khác nhưng cần lưu ý là không nên bất kỳ gia vị nào như mắm, muối, đường…
3. Cho bé ăn thức ăn từ loãng đến đặc
Những thức ăn đầu tiên của bé nên được nghiền mịn/ bào nhuyễn / xay nhuyễn đảm bảo dễ nhai nuốt vì bé chưa có đủ răng. Hơn nữa, thức ăn loãng, mềm cũng sẽ giúp con dễ tiêu hóa hơn, tránh bị khó tiêu, táo bón…
Cho trẻ ăn thức ăn thô hơn khi bé mọc nhiều răng hơn, đã quen với thức ăn rắn (thường trên 9 tháng tuổi). Lúc này, mẹ có thể cho con ăn thức ăn dạng miếng, thanh đã được cắt nhỏ, mềm để rèn khả năng nhai nuốt mà không bị mắc nghẹn.
4. Quan sát phản ứng của trẻ sau khi bé lần đầu ăn một thực phẩm nào đó
Cho bé ăn riêng lẻ từng thực phẩm có nguy cơ cao gây dị ứng như trứng, hải sản, sữa bò, đậu phộng, lúa mì, lúa mạch… và quan sát phản ứng của trẻ trong 3 – 5 ngày. Nếu không có triệu chứng bất thường thì mẹ có thể tiếp tục đưa những thực phẩm này vào chế độ ăn của bé.
5. Cho bé ăn đa dạng các nhóm chất
Bé mấy tháng ăn dặm? Bé nên được làm quen với những nhóm thực phẩm nào? Chế độ ăn đủ 4 nhóm chất quan trọng sẽ giúp trẻ phát triển tốt nhất. Trong đó:
- Nhóm bột đường bao gồm gạo, bột mì, bánh mì, bún, phở, ngô, khoai…
- Nhóm đạm bao gồm thịt, cá, trứng, sữa, tôm, đậu nành, các sản phẩm từ đậu nành và các loại đậu/đỗ khác…
- Nhóm chất béo bao gồm dầu, mỡ, bơ, pho mát, các loại hạt có dầu….
- Nhóm vitamin và khoáng chất bao gồm rau củ và các loại trái cây tươi.
6. Cho ăn theo nhu cầu, không ép trẻ ăn
Việc tập cho bé ăn dặm không chỉ là giai đoạn bé ăn bổ sung để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng mà còn là cơ hội để ba mẹ khuyến khích trẻ yêu thích thức ăn và có thói quen ăn uống lành mạnh.
Vì vậy, ba mẹ cần chú ý khi:
- Trẻ từ chối hoặc không hợp tác khi được cho ăn một món nào đó trong lần đầu tiên: Mẹ không nên ép trẻ ăn mà có thể đợi sau vài ngày rồi cho trẻ làm quen lại từ từ.
- Bé hứng thú với việc ăn dặm: Mẹ cũng không nên ép trẻ ăn quá nhiều mà nên cho bé ăn theo nhu cầu. Điều này sẽ giúp duy trì không khí ăn uống vui vẻ, tránh gây áp lực và khiến con sợ ăn, biếng ăn.
Tóm lại, với vấn đề bé mấy tháng ăn dặm thì điều quan trọng là mẹ cần chọn đúng thời điểm, cộng thêm việc quan sát các dấu hiệu bé đã sẵn sàng ăn dặm. Hy vọng những thông tin trong bài viết sẽ giúp hành trình mẹ cho bé ăn dặm luôn thuận lợi, suôn sẻ nhé!
[embed-health-tool-vaccination-tool]