Con bị táo bón, đau đớn mỗi khi đi ngoài là nỗi ám ảnh của cả mẹ và bé. Nguyên nhân gây táo bón thường gặp ở trẻ nhỏ là gì? Làm cách nào để giúp con khắc phục tình trạng trẻ bị táo bón lâu ngày?
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh
Con bị táo bón, đau đớn mỗi khi đi ngoài là nỗi ám ảnh của cả mẹ và bé. Nguyên nhân gây táo bón thường gặp ở trẻ nhỏ là gì? Làm cách nào để giúp con khắc phục tình trạng trẻ bị táo bón lâu ngày?
Táo bón là tình trạng bất thường của hệ tiêu hóa, vấn đề khá phổ biến ở trẻ nhỏ. Trẻ bị táo bón sẽ không đi tiêu thường xuyên, mỗi khi đi ngoài phân thường cứng, khô. Điều này làm khiến nhiều bé khóc, khó chịu, thậm chí là sợ hãi mỗi khi đi tiêu.
Một số triệu chứng táo bón ở trẻ nhỏ thường gặp là:
Thông thường, vấn đề táo bón có thể tự hết sau vài ngày. Tuy nhiên, khi tình trạng táo bón kéo dài, bé hình thành nỗi sợ đi đại tiện, chủ động nhịn đi tiêu sẽ làm cho tình trạng ngày càng trầm trọng hơn, dẫn đến các vấn đề như chảy máu khi đi vệ sinh, nứt/rách niêm mạc hậu môn…
Ngoài ra, táo bón còn ảnh hưởng đến sức khỏe đường ruột, làm giảm khả năng hấp thụ dinh dưỡng khiến bé chậm lớn. Trẻ bị táo bón, nhất là khi bị táo bón lâu ngày sẽ dễ bị căng thẳng, hay quấy khóc, cáu gắt.
Có rất nhiều nguyên nhân gây táo bón ở trẻ nhỏ, bao gồm:
Tình trạng táo bón ở trẻ thường tự hết và không cần chữa trị. Tuy nhiên, nếu trẻ bị táo bón lâu ngày, lặp đi lặp lại, mẹ hãy giúp bé cải thiện bằng 6 gợi ý sau:
Trẻ nhỏ cần uống ít nhất 3 – 4 ly nước một ngày (trung bình khoảng 1 lít). Mẹ có thể cho con uống kết hợp nước lọc và nước ép rau củ quả để bổ sung chất xơ cho trẻ.
Bé cần vận động, chạy nhảy, vui chơi ít nhất 30 phút/ngày. Mẹ có thể cho bé chơi các môn thể thao như bơi lội, võ thuật, đá bóng… để rèn thói quen vận động cho bé từ nhỏ.
Chất xơ trong thực phẩm giúp làm mềm phân và đẩy chất thải ra ngoài nhanh hơn. Mẹ có thể bổ sung chất xơ cho trẻ bằng cách cho bé ăn táo, lê, cam, chuối, yến mạch, bánh mì nguyên cám, các loại rau xanh… Một số món mẹ có thể làm để “dụ” bé ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ hơn là sinh tố chuối và rau bó xôi nấu canh, bánh mì nguyên cám phết mứt trái cây, sữa chua trộn hoa quả và yến mạch…
Với trẻ từ 2 – 6 tuổi, chế độ ăn có thể không đáp ứng đầy đủ nhu cầu dưỡng chất cho quá trình phát triển. Do đó, muốn con yêu phát triển tối ưu, cha mẹ cần bổ sung sữa công thức vào chế độ ăn của bé. Khi chọn sữa, mẹ nên ưu tiên lựa chọn sữa dễ tiêu hóa, hấp thụ nhanh và có bổ sung chất xơ giúp hỗ trợ đường ruột khỏe mạnh, gồm các dưỡng chất như:
Nếu bé sợ đi tiêu, có thói quen nhịn đi đại tiện, hãy tập cho bé ngồi bô hay ngồi toilet ít nhất 10 phút vào một khoảng thời gian cố định mỗi ngày (tốt nhất là 30 phút sau khi ăn). Cố gắng không gây áp lực cho bé dù bé đi được hay không. Hãy kiên nhẫn để bé dần hình thành thói quen mới.
Mẹ có thể cho bé tắm hoặc ngâm mình trong nước ấm, nhẹ nhàng massage bụng cho bé để giúp con thư giãn và làm mềm phân.
Trường hợp đã thử đủ cách mà tình trạng táo bón của bé vẫn tiếp diễn, kéo dài 2 – 3 tuần hay vấn đề ngày càng nghiêm trọng hơn, ví dụ như bé đi ngoài có nhầy máu, mẹ hãy đưa bé đến bác sĩ để được thăm khám càng sớm càng tốt.
Miễn trừ trách nhiệm
Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Tham vấn y khoa:
Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh
Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!