Từ khoảng 8 tuổi đến giờ, tôi rất dễ khóc như: ở một mình là khóc, cảm xúc buồn là khóc, suy nghĩ một mình là khóc,...
Tôi nên làm sao để khắc phục tình trạng này đây bây giờ?
Tạo bài đăng của bạn
Hỏi bác sĩ miễn phí
Đăng bài chia sẻ
Mới nhất
Phổ biến
Đề xuất
này có vẻ là bệnh lý rồi
Dạ thưa bác sĩ, em là nam năm nay 23 tuổi. Chuyện là em có gặp và thích 1 bạn nữ cùng tuổi. Lúc đầu mới biết nhau thì tụi em có nói chuyện và đi chơi với nhau được 2 lần. Em cảm thấy rất vui và cũng kì vọng sẽ tiến xa hơn với bạn ấy, nhưng sau lần đi chơi thứ 2 thì bạn nữ ko muốn đi chơi với em nữa, bạn liên tục lấy lí do bận để từ chối. Em bị buồn và hụt hẫng nên chuyện của tụi em ngày càng nhạt dần, tụi em ngày càng xa cách. Tới giờ thì em đã thổ lộ với bạn ấy về tình cảm của mình để mong có thể cứu vãn nhưng câu trả lời mà em nhận lại là sự từ chối. Em thật sự rất buồn và hụt hẫng, em mong bác sĩ có thể chia sẻ và giúp em cách để vượt qua, em cảm ơn bác sĩ!
Chào bạn, cảm ơn bạn đã nói ra hết suy nghĩ của mình, tôi hiểu cảm giác buồn và thất vọng mà bạn đang trải qua khi bị từ chối tình cảm. Đây là một tình huống khó khăn và đau khổ, nhưng hãy nhớ rằng bạn không phải là người duy nhất trải qua điều này. Dưới đây là một số cách để bạn vượt qua nỗi buồn này:
Cuối cùng, hãy nhớ rằng thời gian sẽ giúp bạn vượt qua nỗi buồn này. Hãy cố gắng giữ tinh thần tích cực và không bỏ cuộc. Chúc bạn sớm tìm thấy niềm vui và hạnh phúc trong cuộc sống!
... Xem thêmem ra ngoài để gặp nhiều người mới hơn thì dần dà sẽ có nhiều mối quan hệ mới, có thể chưa phải là người em thích liền nhưng bạn bè cũng sẽ giúp em vui vẻ hơn nhiều á em
Xin chào bác sĩ, em là nữ, 17 tuổi, hiện tại đang theo học lớp 12. Em xuất hiện các triệu chứng của trầm cảm và rối loạn lo âu từ năm cấp hai, cụ thể khi em đổi môi trường sống vào năm lớp 8. Các triệu chứng vẫn ở mức trầm cảm nhẹ. Cho đến thời gian gần đây, khi được tham vấn và có tham gia test thì bệnh em trở thành trầm cảm nặng và rối loạn lo âu mức độ nặng. Tuy rằng em không có ý nghĩ tự sát, chỉ là thi thoảng có suy nghĩ muốn bóp cổ và làm đau bản thân và em có thực hiện. Em không cảm thấy đau đớn và tỉnh táo, ngược lại còn thấy hưng phấn và nghiện cảm giác bóp nghẹt cổ mình. Ngoài ra cảm xúc của em luôn dễ rơi vào trạng thái nóng giận và nổi cáu bất kì lúc nào. Thậm chí ở trên lớp, khi đang bình thường, tâm trạng em đột nhiên trở nên tệ hại và cáu gắt, sẵn sàng phát cáu với cả thầy cô. Đôi lúc em bị thừa năng lượng và luôn tìm trò tiêu khiển, nói rất nhiều và không thể ngừng nhưng ngay sau đó trở nên buồn bã, thậm chí không có cảm giác gì chỉ trong vòng một giây. Gần đây em tr
... Xem thêmEm nên tâm sự với ba mẹ hoặc đi gặp bs tâm lý nhé
Bác sĩ cháu chẳng biết ra sao . Trong nhà ông ngoại thương cháu nhất. Đôi khi cháu, nghĩ đến việc ngoại mất, cháu sẽ khóc và k biết phải sống ra sao. Đôi khi thì lại khóc 1 mình vì tủi thân. Cảm thấy mình không may mắn khi người ta có cha mẹ yêu thương đầy đủ còn mình thì chỉ có ba dượng và mẹ ruột. Cảm thấy, không được đối xử công bằng. Nhiều lần muốn chết. Đôi khi tự đánh mình. Vừa cười lại vừa khóc . Không muốn đi chơi cùng các bạn khi được rủ. Không thích nơi đông người. Sợ hãi không gian kín. Tự nhiên sẽ khóc vì 1 con vật đáng thương nào đó hoặc sẽ, khóc khi nghe những bài nhạc buồn. Hay cười 1 mình và khóc 1 mình. Dễ thay đổi cảm xúc ví dụ như đang khóc nhưng đột nhiên mỉm cười giống như rất vui vẻ.
Rất dễ khóc ạ
Chào bs em có đọc được bài biết về bạo lực lạnh và dường như e thấy mình trong đó, phần lớn e là người gây nên nó, vì e thường hay chọn cách im lặng như bài mô tả, nhưng lâu nay không biết cứ nghĩ đó là cách giải quyết vấn đề mình không vừa ý, cứ nghĩ im lặng lạnh lùng thì coi như không là gì. Nhưng cùng xuất hiện trong đầu cái gì đó hơi ác cho đối phương nhưng không biết làm sao.
Chào em,
Cảm ơn em đã chia sẻ về tình trạng của mình. Việc nhận ra và thừa nhận vấn đề của bản thân là một bước quan trọng để có thể giải quyết vấn đề và thay đổi hành vi.
Bạo lực lạnh là một hành vi đáng lo ngại, có thể gây tổn thương và đau đớn cho người khác. Việc im lặng, lạnh lùng khi gặp xung đột thực sự không giải quyết được vấn đề mà chỉ khiến mối quan hệ thêm căng thẳng và tổn thương.
Bạn có thể học cách quản lý cảm xúc của mình, tránh dùng hành vi bạo lực để giải quyết xung đột và thay thế bằng cách giao tiếp hiệu quả với người khác. Nếu bạn cảm thấy khó khăn trong việc thay đổi hành vi và cần hỗ trợ, bạn có thể tìm đến các chuyên gia tâm lý học để được tư vấn và điều trị.
Nhớ rằng, việc thay đổi hành vi là một quá trình, đòi hỏi sự kiên trì và nỗ lực từ bản thân. Hãy bắt đầu từ những bước nhỏ, từng bước một để thay đổi hành vi và xây dựng mối quan hệ lành mạnh với người xung quanh.
*Mọi thông tin trên đều mang tính tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
... Xem thêmXin chào đội ngũ admin, lời đầu tiên xin gửi tới các anh chị một lời chúc sức khỏe, làm việc hiệu quả.
Nói sơ qua về bản thân, em đang là một học sinh lớp 12, là nam. Tuổi thơ của em có thể nói là khá bất hạnh so với mọi người xung quanh. Từ nhỏ thì em luôn phải chứng kiến cảnh bạo lực gia đình của bố với mẹ, lên lớp 3 thì bố mẹ li dị, em phải ở với bố. Tuy nhiên bố em là một người có tính sĩ diện rất cao, và chỉ quan tâm em hời hợt cốt để người xung quanh nghĩ là em đang được chăm sóc tốt. Ngoài ra thì chỉ cần em làm sai một việc nhỏ thôi thì cũng có thể bị một trận đòn đúng chuẩn thời trung cổ. Ngoài ra thì bố em ham chơi, đi làm đủ mức sống tối thiểu. Vì vậy rong một thời gian dài, từ một cậu bé tự tin hoạt bát thì em dần trở nên trầm lặng và có phần tự ti. Em còn có hai chị và mẹ, cũng yêu thương em nhưng do ở xa nên chỉ cót thể động viên tinh thần khá hạn chế (bố em kiểm soát không cho em liên lạc với mẹ và chị). Em cảm nhận được rằng hiện tại mình đang dễ bị cáu gắt khi
... Xem thêmẢnh hưởng nhiều lên tính cách của mình, trước đây mình cũng lầm lì, nhìn thấy bố là mình cũng khó chịu không ưa, mẹ thì nồng nàn quá nhưng mẹ rất chịu khó vun vén cho gia đình, tuy bố vậy nhưng nhờ có mẹ vun vén, lo lắng mọi chuyện nên gia đình mình cũng khá lên dần, bố mình thì cũng thấy bọn mình lớn rồi góp ý chân thành nên bố cũng biết những cái sai rồi cũng đỡ tệ nạn dần đi và biết lo cho gia đình hơn, b thì bất hạnh hơn mình vì gia đình li tán, nhưng mỗi người 1 hoàn cảnh b ak. Bố b thì nhiều tuổi nên khó thay đổi dc tính cách, nhưng b còn ít tuổi, còn rất nhiều tương lai phía trước, điều quan trọng là b nên thay đổi tư tưởng để sống và học tập tích cực, lạc quan hơn, dù thế nào thì bố vẫn là bố mình, mẹ và các chị ruột thịt cũng vậy. Bố mẹ đã cho mình được sống trên đời, là ơn sinh thành, cách sống lại là mình chọn b ak. B hãy vị tha với mọi người, với bố, b khó có thể thay đổi bố mà chỉ có cách b thay đổi chính mình để bố b thấy bà thay đổi b ak. B hãy thay đổi mình 1 cách tích cực, lạc quan và sống vị tha, hãy cố gắng học tập, đọc nhiều sách tích cực, để nhân sinh quan của b cũng tích cực, rồi b sẽ hiểu và giải quyết những vấn đề xung quanh mình dễ hơn, thuận lợi hơn..... Mình cũng muốn chia sẻ nhiều nhưng do lâu k viết nên có thể lủng củng và chưa dc rõ ý, mình chúc b vượt qua nghịch cảnh và sống lạc quan mạnh mẽ nhé.
... Xem thêmChào b. Mình đọc dc bài của b và mình cũng thấy tương đồng phần nào với mình. Gia đình mình ngày xưa cũng khó khăn lắm, ông bà nội có của nhưng k ưa nhà mình nên hầu như cũng chẳng cho hay quan tâm gì, bố mình thì cũng chịu khó làm ăn nhưng từ sau khi đi làm ăn kinh tế ở miền Nam về thì tính cách thay đổi tiêu cực, làm được bao nhiêu thì ăn tiêu hết, đủ thứ tệ nạn rượu chè, cờ bạc lô đề và còn cả gái gú nữa. Dc cái mẹ mình rất chịu khó nhưng tính cách nồng nàn, bố mình lại như vậy nên bố mẹ mình hay mâu thuẫn, cãi nhau rồi bố đánh mẹ, đánh cả ae mình, bố sai mà sĩ diện, gia trưởng nên k nhận mình sai, thực sự thì sống trong gia đình như vậy cũng bí bức lắm nên nó cũng ảnh hưởng nhiều đến t
... Xem thêmMình có tất cả triệu chứng của rối loạn trầm cảm và khoảng 90-95% rối loạn lưỡng cực . Gần đây tỉ lệ bộc phát cảm xúc của mình ngày càng tăng và có chiều hướng thường xuyên ạ . Vậy xin hỏi mình đang ở dạng rối loạn nào ạ ? Cách nào để làm giảm tình trạng này và chuyển biến khá hơn ạ ? Mình cảm ơn.
Chào bạn cảm ơn bạn đã quan tâm và đặt câu hỏi cho chương trình.
Rối loạn cảm xúc lưỡng cực là rối loạn cảm xúc được đặc trưng bằng một giai đoạn rối loạn hưng cảm hoặc hưng cảm nhẹ, có phối hợp với các giai đoạn rối loạn trầm cảm trong quá trình phát triển của bệnh.
Rối loạn lưỡng cực phân loại thành rối loạn lưỡng cực I và II và các rối loạn liên quan, tùy vào đặc điểm trong tiền sử hoặc hiện tại của các giai đoạn hưng cảm, hưng cảm nhẹ, trầm cảm.
Rối loạn lưỡng cực I: Được xác định bởi sự hiện diện của ít nhất một giai đoạn hưng cảm đầy đủ, hoặc hỗn hợp (gây ảnh hưởng các chức năng xã hội và chức năng nghề nghiệp bình thường) và thường là những giai đoạn trầm cảm.
Rối loạn lưỡng cực II: Được xác định bởi sự có mặt của các giai đoạn trầm cảm chủ yếu với ít nhất một giai đoạn hưng cảm nhẹ nhưng không có các giai đoạn hưng cảm đầy đủ.
Thông tin của bạn cũng chưa đầy đủ xác định và phân loại bệnh. Rối loạn lưỡng cực cũng như trầm cảm rất hay tái phát và thời tuần xuất tái phát sẽ ngắn lại nếu không được điều trị. Bạn nên đi khám để được chẩn đoán và điều trị.
Chúc bạn sức khoẻ.
... Xem thêmHic thương quá, cố gắng bạn ơi
đang tải
Bây giờ bạn có thể chủ động tham gia bằng cách đăng bài, bình luận, và vote bài viết
Lấy lời khuyên từ các Bác sĩ, Chuyên gia, và Đại sứ cộng đồng.
Chia sẻ kinh nghiệm của bạn cho những thành viên khác cần lời khuyên.
Hoạt động năng nổ và trở thành một Đại sứ cộng đồng bằng cách thu thập điểm.
Chào bạn cảm ơn bạn đã đặt câu hỏi cho chương trình
Khóc được xem như một phản ứng, trạng thái cảm xúc bình thường của con người và chắc hẳn mỗi người chúng ta, ai cũng phải khóc nhiều lần trong đời. Chúng ta có thể khóc khi vui, khi buồn, khi đớn đau, tủi hổ.. những người đa sầu đa cảm, mong manh, tâm lý yếu thì dễ khóc hơn. Nếu chúng ta khóc ở mức đó vừa phải thì cũng có lợi như giải toả tâm lý, áp lực, tốt cho mắt.. Nhưng nếu bị nhiều thì có thể bạn đang mắc các vấn đề về sức khoẻ tinh thần như rối loạn cảm xúc. Các vấn đề đó ngoài khóc nhiều sẽ có các triệu chứng kèm theo như cảm giác bi quan, chán nản, ăn ngủ kém, khó tập trung chú ý, trí nhớ giảm..
Để khắc phục tình trạng trên bạn nên sớm đi khám để xác định và có hướng tư vấn, điều trị chính xác. Ngoài ra, bạn có thể giải bày những tâm sự của mình với người thân, trách những suy nghĩ tiêu cực, để ý tới những vấn đề khiến mình dễ khóc có thể ghi thành nhật ký và trách những vấn đề đó, học cách thư giản, chơi thể thao, làm những thứ mình yêu thích.. để giảm bớt tình trạng trên.
Nếu có thêm thắc mắc bạn có thể đặt thêm câu hỏi về cho chương trình.
Chúc bạn sức khoẻ.
... Xem thêm