Cách chế biến cháo ám cá lóc

- Cho cá vào nồi luộc chung với vài lát gừng, hành tím, một chút muối và tiêu sọ xay. Lưu ý nhớ hớt bọt thường xuyên.
- Sau khi cá chín thì vớt ra dĩa và cho gạo đã vo sạch vào nồi nước luộc cá để nấu thành cháo. Một mẹo nhỏ là nếu cháo quá đặc thì bạn có thể thêm nước sôi vào.
- Sau khi cháo chín thì nêm gia vị cho vừa ăn
- Tiếp tục cho cá, thì là, hành lá vào nồi và để lửa nhỏ.
- Đợi đến khi nồi cháo sôi vài dạo thì tắt bếp và múc ra chén thưởng thức cùng với rau tần ô.
>> Gợi ý dành cho bạn: Cách nấu cháo cá lóc cho bé ăn dặm tăng cân, không bị tanh
Thành phần dinh dưỡng của cá lóc

Cá lóc hay còn được biết đến với nhiều tên gọi khác là cá quả, cá chuối, cá sộp, cá tràu… một loài cá sống ở ao hồ nước ngọt. Theo nhiều tài liệu nghiên cứu, thành phần cá lóc có chứa nhiều chất dinh dưỡng như: albumin, chất đạm, vitamin A, vitamin C, kẽm và sắt.
Trong đó, albumin là một protein giúp đảm bảo lưu lượng máu, vận chuyển các hormone, vitamin và enzyme đi khắp cơ thể. Cho nên việc sử dụng cá lóc để chế biến món ăn sẽ cung cấp albumin cho cơ thể và mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe tuyệt vời như:
- Giảm sưng và phù nề
- Cân bằng chất lỏng bên trong cơ thể
- Cân bằng dinh dưỡng, ngăn ngừa suy dinh dưỡng
- Giúp khắc phục tế bào và mô bị tổn thương.
- Duy trì sự hình thành của các tế bào bạch cầu
Dù bạn sử dụng công thức nào để nấu cháo cá lóc thì cũng sẽ thưởng thức được trọn vẹn vị ngọt thơm khó cưỡng của món đặc sản này. Hy vọng với các cách nấu cháo cá lóc trên, bạn đã có thể trổ tài nấu ăn cho cả nhà thưởng thức.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!