Bệnh bạch cầu (hay còn gọi ung thư máu) bắt nguồn từ sự tăng sinh một loại tế bào non chưa biệt hóa hoặc biệt hóa rất ít (tế bào blast) có nguồn gốc tại tủy xương. Tốc độ tiến triển của bệnh sẽ khác nhau, tùy từng thể bệnh.
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Trần Kiến Bình · Ung thư - Ung bướu · BV Ung Bướu TP. Cần Thơ
Bệnh bạch cầu (hay còn gọi ung thư máu) bắt nguồn từ sự tăng sinh một loại tế bào non chưa biệt hóa hoặc biệt hóa rất ít (tế bào blast) có nguồn gốc tại tủy xương. Tốc độ tiến triển của bệnh sẽ khác nhau, tùy từng thể bệnh.
Hãy cùng tìm hiểu thêm thông tin về bệnh lý này qua bài viết sau đây nhé!
Bệnh bạch cầu, hay còn gọi là bệnh máu trắng là gì? Đây là một dạng bệnh ung thư máu bắt nguồn từ sự tăng sinh một loại tế bào non chưa biệt hóa hoặc biệt hóa rất ít (tế bào blast) có nguồn gốc tại tủy xương. Căn bệnh này có nhiều dạng. Bệnh bạch cầu xảy ra ở trẻ em phổ biến hơn ở người lớn.
Thông thường, các tế bào bạch cầu có chức năng giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng. Chúng thường phát triển và phân chia một cách có trật tự, khi cơ thể bạn cần chúng. Tuy nhiên ở những người mắc bệnh này, tủy xương tạo ra quá nhiều tế bào bạch cầu bất thường, khiến chúng không hoạt động đúng chức năng.
Bạn có thể xem thêm: Những điều bạn nên biết về ung thư máu
Bệnh bạch cầu gồm 4 nhóm chính, được chia thành cấp tính, mạn tính, dòng tủy và dòng lympho.
Bệnh bạch cầu tủy cấp tính
Bệnh bạch cầu tủy cấp tính phổ biến ở người lớn hơn trẻ em, đặc biệt là ở nam giới. Bệnh tiến triển nhanh. Ngoài ra, các yếu tố môi trường (nhiễm bức xạ, hóa chất…) có thể kích hoạt bệnh.
Một số biểu hiện lâm sàng có thể gặp:
Phương pháp chính điều trị dạng bệnh này là hóa trị. Đôi khi bác sĩ có thể đề nghị ghép tủy xương.
Bệnh bạch cầu tủy mạn tính
Tương tự như dòng tủy cấp tính, bệnh bạch cầu tủy mạn tính chỉ ảnh hưởng chủ yếu ở người lớn. Theo Viện Nghiên cứu Quốc gia về Ung thư của Hoa Kỳ, tỷ lệ sống 5 năm ở những người bệnh này là 65,1%.
Tuy nhiên, người bệnh i được điều trị với liệu pháp điều trị nhắm mục tiêu, tỷ lệ sống sót sau 5 năm có thể lên tới 90%. Bên cạnh đó cũng có thể được ghép tế bào gốc.
Bệnh bạch cầu cấp dòng lympho
Đây là bệnh bạch cầu ở trẻ nhỏ phổ biến nhất. Bệnh cũng có thể ảnh hưởng đến người lớn, đặc biệt ở những người trên 65 tuổi. Tỷ lệ sống sót sau 5 năm ở trẻ nhỏ cao hơn người lớn, trên 85%.
Các nhóm nhỏ của bệnh bạch cầu cấp dòng lympho gồm:
Bệnh bạch cầu dòng lympho mạn tính
Bệnh bạch cầu mạn dòng lympho phổ biến nhất ở những người trên 55 tuổi, nhưng người trẻ tuổi vẫn có thể mắc bệnh. Bệnh thường xuất hiện nhiều ở nam giới và hiếm khi ảnh hưởng đến trẻ em. Người bệnh có tỷ lệ 85% sống sót sau 5 năm được chẩn đoán.
Các dấu hiệu và triệu chứng bệnh bạch cầu, bao gồm:
Tuy nhiên, các triệu chứng nêu trên cũng có thể là dấu hiệu của các tình trạng sức khỏe khác. Do đó, bạn cần phải làm các xét nghiệm cần thiết để xác nhận chẩn đoán bệnh bạch cầu.
Bạn nên đến gặp bác sĩ nếu:
Bệnh bạch cầu xảy ra khi các tế bào máu chưa biệt hóa (non) phát triển và phân chia liên tục, khiến cho số lượng bạch cầu bất thường trong máu rất nhiều.
Các tế bào máu khỏe mạnh sẽ chết sau một thời gian và các tế bào mới được sản xuất trong tủy xương sẽ thay thế vào. Tuy nhiên, tế bào máu bất thường có thời gian sống dài hơn, do đó chúng sẽ tập trung trong máu ngày càng nhiều và lấn át, ngăn chặn các tế bào khỏe mạnh hoạt động.
Các bác sĩ phân loại bệnh bạch cầu dựa trên tốc độ tiến triển và loại tế bào bị ảnh hưởng.
Loại phân loại đầu tiên là bệnh bạch cầu tiến triển nhanh như thế nào:
Loại phân loại thứ hai là theo dòng tế bào bạch cầu bị ảnh hưởng:
Một số yếu tố làm tăng nguy cơ phát bệnh này gồm:
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Các bác sĩ có thể phát hiện bệnh thông qua xét nghiệm máu thông thường, trước khi các triệu chứng bắt đầu. Nếu bác sĩ nghi ngờ bạn mắc bệnh bạch cầu, họ có thể yêu cầu một số xét nghiệm sau:
Việc điều trị căn bệnh này sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Bác sĩ sẽ xác định các lựa chọn điều trị bệnh dựa trên tuổi tác, sức khỏe tổng thể, tình trạng kinh tế và loại bệnh bạch cầu mà bạn mắc phải và liệu bệnh có lan sang các bộ phận khác của cơ thể, bao gồm cả hệ thống thần kinh trung ương không.
Các phương pháp điều trị bệnh bạch cầu có thể được sử dụng, bao gồm:
Hóa trị
Hóa trị là phương pháp điều trị chính cho bệnh bạch cầu. Bác sĩ sẽ sử dụng hóa chất để tiêu diệt các tế bào ung thư. Tùy thuộc vào loại bệnh mắc phải, bạn có thể được chỉ định một loại thuốc duy nhất hoặc kết hợp nhiều thuốc hóa trị. Những loại thuốc này có thể ở dạng thuốc viên, thuốc tiêm truyền hoặc tiêm tĩnh mạch.
Liệu pháp miễn dịch
Liệu pháp sinh học gồm các phương pháp điều trị giúp hệ miễn dịch của bạn nhận biết và tấn công các tế bào ung thư.
Liệu pháp nhắm trúng đích
Liệu pháp nhắm trúng đích sử dụng các loại thuốc tấn công chuyên biệt vào tế bào ung thư. Ví dụ như thuốc imatinib ngăn chặn hoạt động của một loại protein trong các tế bào ung thư của những người mắc bệnh bạch cầu dòng tủy mạn tính, từ đó bác sĩ có thể kiểm soát bệnh.
Xạ trị
Xạ trị sử dụng tia năng lượng cao để làm tổn thương các tế bào ung thư và ngăn chặn sự phát triển của chúng.
Ghép tế bào gốc
Ghép tế bào gốc là một thủ thuật để thay thế tủy xương bệnh bằng tủy xương khỏe mạnh. Trước khi ghép tế bào gốc, bạn sẽ cần làm hóa trị hoặc xạ trị liều cao để tiêu diệt tủy xương bị bệnh. Sau đó, bác sĩ sẽ truyền tế bào gốc tạo máu vào cơ thể để giúp xây dựng lại tủy xương.
Bạn có thể nhận được tế bào gốc từ người hiến hoặc của chính mình..
Miễn trừ trách nhiệm
Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!