Một nghiên cứu khác đã chứng minh những người ăn ớt ít nhất 4 lần mỗi tuần trong 8 năm có tỷ lệ tử vong thấp hơn đáng kể so với những người hiếm khi hoặc không bao giờ làm vậy.
Vì sao ăn ớt giúp sống lâu hơn?
Hiện tại chưa có nghiên cứu cụ thể lý giải vì sao giúp chúng ta sống lâu hơn. Giải thiết từ các nhà khoa học cho rằng Capsaicin là nguyên nhân.
Capsaicin tạo ra sức nóng cho quả ớt còn được biết đến là một chất chống oxy hóa mạnh có đặc tính chống viêm.
2. Tác dụng của ớt: Giúp ngăn ngừa ung thư
Ớt không chỉ có công dụng tăng hương vị cho các món ăn. Các nghiên cứu cho thấy ớt còn có tác dụng ngăn ngừa ung thư.
Trên tạp chí khoa học Molecules năm 2016, các nhà nghiên cứu phát hiện rằng capsaicin, hợp chất có trong quả ớt, có thể hoạt động như chất ngăn ngừa ung thư.

Ngoài ra, theo Đại học California, thành phần capsaicin trong ớt có khả năng ức chế sự phát triển của các tế bào ung thư và ngăn chặn các mầm mống bệnh phát triển. Hợp chất này cũng đóng vai trò như một phương thuốc tự nhiên giúp kiểm soát ung thư tuyến tiền liệt.
>> Gợi ý dành cho bạn: Lợi ích và tác hại của việc ăn cay
3. Giúp gảm cân và duy trì cân nặng
Việc giảm cân, duy trì cân nặng ở mức cân đối không chỉ từ mục đích làm đẹp. Để tăng cường sức khỏe tốt, bạn nên kiểm soát cân nặng một cách hợp lý. Béo phì, mỡ trong máu sẽ làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh mãn tính, như bệnh tim và tiểu đường.
Vậy, tác dụng của ớt là gì? Các nghiên cứu cho thấy capsaicin có thể thúc đẩy giảm cân. Hợp chất này giúp bạn giảm sự thèm ăn. Nghiên cứu khác cũng chứng minh 10gam ớt đỏ trong bữa ăn tăng cường đốt cháy chất béo.
Tuy nhiên, không phải tất cả các nghiên cứu đều chỉ ra rằng việc ăn ớt có hiệu quả đối với việc giảm cân. Nguyên nhân có thể đến từ việc hàm lượng ớt từ bữa ăn của chúng ta quá ít để mang đến những tác động rõ rệt.
Tóm lại, song song với lối sống lành mạnh, bạn hoàn toàn có thể giảm cân nếu bổ sung thêm ớt đỏ, hoặc các thực phẩm giàu capsaicin.

4. Ăn ớt giúp kiểm soát lượng đường trong máu
Việc ăn ớt thường xuyên có thể tăng cường kiểm soát nồng độ insulin trong máu. Đây là tác dụng tuyệt vời của ớt đối với những bệnh nhân đái tháo đường. Theo đó, người thường ăn ớt trong các bữa ăn có khả năng kiểm soát đường huyết tốt hơn 60% so với người không ăn ớt.
5. Tác dụng của ớt: Hỗ trợ giảm đau hiệu quả
Capsaicin có thể liên kết với thụ thể đau, các đầu dây thần kinh cảm nhận cảm giác đau. Đó là lý do bạn cảm thấy cay nóng khi ăn ớt.
Tiêu thụ quá nhiều ớt có thể làm giảm độ nhạy của các thụ thể đau. Từ đó, một tác dụng khác của ớt chính là giảm đau hiệu quả.
Ngoài ra, các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng ớt đỏ có thể hỗ trợ điều trị và cải thiện chứng ợ nóng. Tuy nhiên, để chữa trị ợ nóng, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ. Bởi vì trong khoảng 5 tuần đầu tiên cơn đau do trào ngược axit sẽ tồi tệ hơn, triệu chứng sẽ được cải thiện theo thời gian.

6. Tốt cho tim mạch
Ớt có tác dụng gì đối với sức khỏe của chúng ta? Với hàm lượng kali dồi dào, kết hợp với folate có trong ớt có thể làm hạn chế nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Kali trong ớt có tác dụng làm thư giãn mạch máu. Nhờ vậy, giúp ổn định lưu lượng máu trong hệ tuần hoàn. Ngoài vitamin B9, quả ớt cũng chứa nhiều riboflavin (vitamin B2) và niacin (vitamin B3). Riboflavin đóng vai trò phân hủy chất béo. Niacin giúp cải thiện mức cholesterol trong cơ thể.
Với hàm lượng vitamin B phức hợp dồi dào, quả ớt mang lại nhiều lợi ích cho tim mạch. Không chỉ giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh tim, ớt còn hạn chế xơ vữa động mạch.
Ăn nhiều ớt có tốt không?
Ăn ớt nhiều có tốt không? Capsaicin trong ớt mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, hợp chất này cũng là nguyên nhân bạn không nên ăn quá nhiều ớt. Việc tiêu thụ quá nhiều capsaicin có thể dẫn đến kích ứng dạ dày, ruột, hay lở miệng.
Theo báo cáo từ Thư viện Y khoa Quốc gia Hoa Kỳ báo cáo rằng việc tiêu thụ quá nhiều ớt đỏ có thể gây ra các tác dụng phụ. Ăn quá nhiều ớt sẽ dẫn đến kích ứng dạ dày, khó tiêu, kích thích ruột..Theo thời gian, có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng như: tổn thương gan và tăng huyết áp.
Cách ăn ớt tốt cho sức khỏe
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!