banner

Tiêm chủng hôm nay, sức khoẻ ngày mai!

Subot Icon

Công cụ theo dõi lịch tiêm chủng cho bé

Subot Icon

Công cụ kiểm tra tiêm phòng vắc-xin HPV

Subot Icon

Công cụ gợi ý tiêm chủng cho người lớn

Subot Icon

Sàng lọc ung thư cổ tử cung

Các Bác sĩ đồng hành cùng chương trình

avatar
badge

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát

avatar
badge

Bác sĩ Huỳnh Nguyễn Uyên Tâm

Nhi khoa

avatar
badge

Thạc sĩ - Bác sĩ CKI Lê Chí Hiếu

Nhi khoa

avatar
badge

Bác sĩ Phùng Thị Phương Chi

Ung thư - Ung bướu

avatar
badge

Bác sĩ Đinh Thị Mai Hồng

Đa khoa

avatar
badge

Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

Đa khoa

Các câu hỏi thường gặp về tiêm chủng

Tiêm chủng là gì?

Icon Chevron

Tiêm chủng là phương pháp tiêm vaccine phòng bệnh, giúp cơ thể bạn dễ dàng chống lại các bệnh lý nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng trước khi chúng xâm nhập vào cơ thể. Vaccine sử dụng khả năng phòng vệ tự nhiên của cơ thể để xây dựng cơ chế kháng bệnh đối với một số bệnh nhiễm trùng cụ thể, đồng thời tăng cường hệ miễn dịch tự nhiên trong cơ thể bạn. Khi vaccine được tiêm vào cơ thể, hệ miễn dịch của bạn sẽ được kích hoạt và tạo ra kháng thể, giống như khi cơ thể bạn tiếp xúc với virus gây bệnh tương tự. Tuy nhiên, virus ở trong vaccine là các virus đã chết hoặc ở thể suy yếu, không có khả năng tự gây bệnh hoặc khiến bạn tăng nguy cơ mắc các biến chứng của bệnh.

Cơ chế hoạt động của vaccine

Icon Chevron

Với cơ chế hoạt động xây dựng hệ thống phòng vệ tự nhiên trong cơ thể, vaccine giúp bạn giảm thiểu nguy cơ nhiễm các bệnh nguy hiểm. Khi cơ thể bạn tiếp nhận vaccine, cơ thể sẽ có một số phản ứng trong quá trình nhận biết sự xâm nhập của virus, từ đó tạo ra các kháng thể cần thiết để chống lại dịch bệnh. Bên cạnh đó, cơ thể bạn cũng đã ghi nhớ được chủng virus của bệnh, cũng như cách để chống lại loại virus này. Điều này giúp cho việc khi bạn nhiễm virus thật tế, hệ thống miễn dịch của bạn sẽ có thể kịp thời phản ứng và tiêu diệt virus trước khi chúng gây bệnh cho cơ thể. Sau khi hoàn thành một lần tiêm vaccine (gồm một hoặc nhiều mũi tiêm), cơ thể bạn sẽ được bảo vệ khỏi các bệnh lý nguy hiểm trong nhiều năm, có thể lên đến 10 năm hoặc cả đời.

Khi nào tôi và con tôi nên thực hiện tiêm vaccine?

Icon Chevron

Ở từng độ tuổi khác nhau, bạn sẽ được bảo vệ bởi các loại vaccine khác nhau. Dựa theo nhu cầu của từng giai đoạn, bạn sẽ được khuyến khích tiêm những loại vaccine phù hợp. Bên cạnh đó, bạn có thể chủ động tìm hiểu về các loại vaccine cũng như lịch tiêm nhắc cho bạn hoặc con của bạn theo các thông tin đã lưu trong sổ tiêm chủng cá nhân, hoặc bạn cũng có thể xin tư vấn từ các trung tâm y tế địa phương. Điều quan trọng là, cần đảm bảo rằng, con của bạn và bản thân bạn được thông báo và cập nhật thông tin tiêm chủng đầy đủ. Một lưu ý quan trọng đối với vấn đề tiêm chủng đó là, bạn cần nhanh chóng thực hiện tiêm chủng ngay khi có thể. Vì chúng ta không thể lường trước nguy cơ và thời điểm mắc phải các bệnh lý nguy hiểm. Ví dụ như trong thời điểm dịch bệnh bùng phát, việc tiêm chủng chậm trễ có thể khiến cho vaccine không có đủ thời gian để phát huy tác dụng miễn dịch để bảo vệ bạn. Nếu như bạn đã lỡ một số mũi tiêm được khuyến khích thực hiện cho bạn hoặc con của bạn, hãy liên hệ với các trung tâm y tế gần nhất để được tư vấn cụ thể về lịch tiêm và hướng xử lý phù hợp.

Vì sao tôi cần tiêm vaccine?

Icon Chevron

Chỉ với việc tiêm một số mũi vaccine ngay khi chào đời đã có thể cứu sống hơn 4 triệu trẻ em mỗi năm. Mặc dù có một số bệnh không quá phổ biến, tuy nhiên bạn vẫn có khả năng mắc phải vì virus của chúng vẫn chưa bị xóa bỏ và vẫn đang tiếp tục lưu hành ở một số khu vực nhất định, hoặc khắp nơi trên thế giới. Nếu như không có vaccine, chúng ta có thể phải đối mặt với các bệnh lý nghiêm trọng và nguy cơ tàn tật bởi các bệnh nguy hiểm như sởi, viêm màng não, viêm phổi, uốn ván và bại liệt. Hiện nay, các bệnh truyền nhiễm có thể dễ dàng lây truyền giữa các quốc gia và tấn công những đối tượng không được bảo vệ bởi vaccine. Hai lý do chủ yếu để tiêm vaccine đó chính là bảo vệ bản thân và bảo vệ những người xung quanh. Bởi vì chắc chắn rằng không phải tất cả mọi người đều có thể được tiêm vaccine đầy đủ, bao gồm trẻ sơ sinh, những người có bệnh nền nặng và các bệnh dị ứng khác - Vì vậy họ sẽ phụ thuộc vào những người đã được tiêm vaccine trong cộng đồng để đảm bảo được sự an toàn cho bản thân trước những bệnh có thể phòng ngừa bằng cách tiêm vaccine.

Vaccine có thể phòng những bệnh nào?

Icon Chevron

Các bệnh lý có thể ngăn ngừa bằng tiêm vaccine bao gồm: - Ung thư cổ tử cung - Bệnh tả - COVID-19 - Bệnh do virus Ebola - Viêm gan B - Cúm - Viêm não Nhật Bản - Sởi - Viêm màng não - Quai bị - Ho gà - Viêm phổi - Bại liệt - Bệnh dại - Bệnh tiêu chảy do virus Rota - Bệnh ban đào - Uốn ván - Thương hàn - Bệnh Varicella - Bệnh sốt vàng da Từng quốc gia sẽ có những quy định các mũi tiêm vaccine bắt buộc khác nhau, hoạt động du lịch và nghề nghiệp cũng là một trong những yếu tố quyết định đến các mũi tiêm vaccine cho bạn. Vì vậy, hãy liên hệ với các trung tâm y tế để được tư vấn những loại vaccine cần thiết cho bạn và gia đình.

Đối tượng cần tiêm vaccine gồm những ai?

Icon Chevron

Tất cả mọi người đều được khuyến khích tiêm vaccine, tuy nhiên có những đối tượng cụ thể không thể tiếp nhận một số loại vaccine hoặc cần chờ đủ điều kiện trước khi tiêm vaccine. Những đối tượng này bao gồm: - Người có bệnh mạn tính hoặc đang tiếp nhận các phương pháp điều trị có ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch (như hóa trị) - Người có bệnh dị ứng nghiêm trọng, có sốc phản vệ ảnh hưởng đến tính mạng với các thành phầm có trong vaccine. Tuy nhiên, đối tượng này thường hiếm gặp - Người đang có bệnh nặng hoặc sốt cao vào ngày tiêm vaccine

Các thành phần có trong vaccine gồm những gì?

Icon Chevron

Tất cả các thành phần có trong vaccine đều đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo tính an toàn và hiệu quả của vaccine. Mặc dù thành phần của một số vaccine nghe có vẻ đáng sợ, nhưng phần lớn các thành phần trong vaccine đã tồn tại tự nhiên trong cơ thể, môi trường sống hay thực phẩm hàng ngày và đã được các chuyên gia kiểm định độ an toàn của chúng trước khi dùng trên cơ thể người.

Vaccine có an toàn không?

Icon Chevron

Tiêm vaccine được xác nhận là quá trình an toàn, đi kèm với một số tác dụng phụ thông thường và tạm thời, phổ biến như đau cánh tay hay sốt nhẹ. Tuy nhiên, bạn cũng có thể gặp những phản ứng phụ nghiêm trọng hơn, dù vậy, đây là các trường hợp rất hiếm gặp. Tuy nhiên, bạn có nhiều rủi ro nhiễm các bệnh có thể phòng ngừa bằng vaccine hơn là tác dụng phụ của vaccine. Nhiều loại vaccine có thể phòng tránh, bảo vệ bạn khỏi nguy cơ tử vong trước một số bệnh nguy hiểm. Lợi ích của việc tiêm vaccine luôn vượt trội hơn so với các rủi ro có thể gặp, sự thật là bạn sẽ phải đối mặt với nhiều căn bệnh nặng và nguy cơ tử vong cao nếu không tiêm vaccine.

Những tác dụng phụ sau khi tiêm vaccine?

Icon Chevron

Vaccine cũng có cơ chế như các loại thuốc khác, có thể gây ra một số tác dụng phụ nhẹ như sốt, đau hoặc đỏ tại vị trí tiêm. Đây là những phản ứng phụ thông thường và tạm thời, sẽ tự động biến mất trong vài ngày. Dù cực kỳ hiếm nhưng bạn cũng cần lưu ý vaccine có thể gây ra những tác dụng phụ nghiêm trọng và kéo dài. Đó là lý do bạn cần được sự giám sát y tế bởi các chuyên viên y tế, được theo dõi sức khỏe để có thể kịp thời phát hiện và ngăn ngừa những phản ứng nghiêm trọng hiếm gặp.

Trẻ có thể tiêm nhiều loại vaccine cùng một thời điểm không?

Icon Chevron

Theo các bằng chứng y khoa, trẻ em có thể tiêm nhiều loại vaccine tại cùng một thời điểm mà không ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ cũng như tác dụng của vaccine. Thực tế là, hằng ngày trẻ em tiếp xúc với hàng trăm tác nhân bên ngoài, gây kích thích hệ miễn dịch của trẻ mỗi ngày thông qua các hoạt động vui chơi ngoài trời hoặc chỉ đơn giản là thông qua thức ăn. Khi cho trẻ tiêm vaccine kết hợp các chủng ngừa ví dụ như: vaccine phòng ngừa 3 bệnh Bạch hầu, Ho gà, Uốn ván, trẻ có thể được tiêm ít mũi hơn. Từ đó giảm bớt các cảm giác khó chịu sau tiêm. Điều đó cũng cho thấy rằng, trẻ đã được thực hiện tiêm vaccine đúng cách, đúng thời điểm và có thể phòng tránh khỏi nguy cơ gặp các căn bệnh nguy hiểm.

Vaccine có phải là một trong những nguyên nhân gây ra tự kỉ không?

Icon Chevron

Không có bất kỳ bằng chứng hay nghiên cứu khoa học nào chứng minh mối liên hệ giữa vaccine và chứng tự kỷ/ rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ. Điều này đã được kiểm nghiệm trong rất nhiều nghiên cứu mẫu lớn trên toàn thế giới.

Con gái của tôi có cần tiêm vaccine phòng ngừa các bệnh tình dục HPV không?

Icon Chevron

Đa số các trường hợp ung thư cổ tử cung đều bắt nguồn từ việc nhiễm virus HPV qua đường tình dục. Phụ nữ sẽ được bảo vệ khỏi virus HPV khi được tăng cường hệ miễn dịch với virus HPV bằng phương pháp tiêm vaccine trước khi nhiễm chúng. Tiêm ngừa vaccine giúp phòng tránh việc lây nhiễm virus HPV lên đến 90%, kết quả này được đúc kết từ các nghiên cứu thực hiện tại Úc, Bỉ, Đức, New Zealand, Thụy Điển, Anh và Mỹ. Trong các nghiên cứu cũng cho thấy vaccine phòng ngừa HPV là vaccine an toàn và đem lại hiệu quả cao. Các bé gái ở độ tuổi 9-14 tuổi được tổ chức y tế thế giới WHO khuyến cáo tiêm 2 liều vaccine HPV song song với việc tầm soát ung thư cổ tử cung định kỳ trong tương lai.

Tìm hiểu thêm:

Vắc-xin HPV

Tôi vẫn còn một số thắc mắc về tiêm vaccine. Tôi nên làm gì?

Icon Chevron

Nếu bạn có bất cứ thắc mắc nào về vaccine và các vấn đề liên quan, hãy liên hệ với các nhân viên chăm sóc sức khỏe để nhận được sự tư vấn cụ thể dựa trên các cơ sở khoa học về việc tiêm chủng của bạn và gia đình, bao gồm lịch tiêm vaccine tại quốc gia bạn đang sinh sống. Khi tìm kiếm những thông tin trực tuyến về vaccine, hãy lưu ý chọn lọc những thông tin có nguồn đáng tin cậy. Để giúp bạn dễ dàng tìm ra những thông tin chính xác, tổ chức y tế thế giới WHO đã kiểm tra và kiểm chứng đối với một số trang web cụ thể cung cấp thông tin cùng với những bằng khoa học đáng tin cậy, đánh giá công tâm từ các chuyên gia y tế kỹ thuật hàng đầu. Bên dưới là thông tin của các thành viên trực thuộc mạng lưới Tiêm chủng An toàn, trực thuộc WHO mà bạn có thể tham khảo.

Vaccine theo từng độ tuổi

Tiêm chủng cho trẻ em

Chăm sóc trước & sau tiêm chủng

Vaccine COVID-19