Sởi, quai bị và rubella là những bệnh truyền nhiễm có thể đưa đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Hơn 95% trẻ được tiêm vacxin MMR sẽ được bảo vệ khỏi 3 căn bệnh này suốt đời.
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh
Sởi, quai bị và rubella là những bệnh truyền nhiễm có thể đưa đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Hơn 95% trẻ được tiêm vacxin MMR sẽ được bảo vệ khỏi 3 căn bệnh này suốt đời.
Vacxin MMR xuất hiện lần đầu vào năm 1971 và đã trở thành bước tiến vượt bậc trong cuộc chiến ngăn chặn 3 căn bệnh nguy hiểm là sởi, quai bị và rubella. Bạn đang có ý định cho bé tiêm vacxin MMR nhưng chưa hiểu rõ về vacxin này cũng như lịch tiêm cụ thể? Xem ngay những chia sẻ dưới đây của Hello Bacsi để bỏ túi ngay cho mình một số thông tin hữu ích bạn nhé.
Vacxin MMR là vacxin phối hợp 3 trong 1 giúp phòng 3 bệnh là sởi, quai bị và rubella (bệnh sởi Đức). Đây là vacxin sống, giảm động lực học, hoạt động bằng cách giúp cơ thể tạo ra kháng thể chống lại virus.
Năm 1988, vacxin 3 trong 1 MMR đã gây ra nhiều tranh cãi khi một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Lancet cho rằng vacxin này có thể liên quan đến nhiều bệnh nguy hiểm ở trẻ như tự kỷ và viêm ruột. Tuy nhiên, đến năm 2010, thông tin này đã được rút lại. Kể từ đó, nhiều nghiên cứu khác cũng đã được thực hiện để tìm kiếm mối liên hệ giữa vắc xin MMR và những bệnh kể trên nhưng không có bất cứ kết quả nào được tìm thấy.
Tất cả trẻ em và người lớn nên được tiêm phòng vacxin MMR để chủ động phòng ngừa sởi, quai bị và rubella. Đối với trẻ nhỏ, mũi tiêm đầu có thể được thực hiện lúc trẻ được 1 tuổi. Trẻ lớn hơn cũng có thể tiêm nếu chưa được tiêm vacxin MMR khi còn nhỏ. Trong trường hợp này, bác sĩ có thể cho trẻ dùng vacxin MMR kết hợp với vacxin phòng bệnh thủy đậu (còn được gọi là vacin MMRV).
Do là vacxin sống, giảm động lực học nên vacxin sởi quai bị rubella MMR không được tiêm cho phụ nữ đã biết mình có thai. Tuy nhiên, nếu có kế hoạch mang thai, bạn nên chủ động tiêm trước khi mang thai ít nhất 3 tháng.
Dưới đây là những trường hợp không nên tiêm vắc xin MMR:
Hoãn tiêm chủng nếu:
Nếu băn khoăn không biết có nên cho trẻ chủng ngừa MMR hay không, hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn kỹ càng.
Vacxin 3 trong 1 MMR được tiêm dưới da với 2 mũi:
Đối với trẻ hơn 7 tuổi và người lớn:
Trường hợp có tiếp xúc với người bị bệnh thì nên tiêm vacxin càng sớm càng tốt, tốt nhất là trong 72 giờ sau khi phơi nhiễm.
Để biết được lịch tiêm vacxin ngừa sởi – quai bị – rubella phù hợp cho độ tuổi của bé, bạn có thể tham khảo Công cụ theo dõi lịch tiêm chủng cho trẻ của Hello Bacsi dưới đây:
Việc chủng ngừa vacxin MMR không thuộc chương trình Tiêm chủng mở rộng quốc gia. Hiện vaccine này có mặt ở hầu hết các trung tâm, cơ sở y tế trong chương trình tiêm chủng dịch vụ. Bạn có thể chọn tiêm cho bé tại các phòng khám, trung tâm y tế uy tín, chất lượng với giá dao động từ 200.000 – 350.000 đồng.
Để duy trì hiệu lực, vacxin MMR phải được lưu trữ trong khoảng -50°C đến +8°C theo đúng quy trình. Ngoài ra, trước khi tiêm cũng cần được khám sàng lọc và cần được theo dõi kỹ triệu chứng sau khi tiêm. Do đó, bạn cần chọn cơ sở y tế, trung tâm tiêm chủng uy tín, chất lượng nhằm đảm bảo hiệu quả chủng ngừa.
Vaccine MMR là loại vacxin an toàn với mức độ hiệu quả lên đến 95%:
Những người đã tiêm vắc xin mà vẫn mắc phải bệnh quai bị thì ít có nguy cơ mắc phải biến chứng nặng hoặc phải nhập viện.
Tuy nhiên, cũng giống như các loại vacxin khác, vacxin MMR vẫn có thể gây ra một số tác dụng phụ nhẹ và không kéo dài. Tuy nhiên, hầu hết những người tiêm vắc xin đều không gặp tác dụng phụ. Ngoài ra, việc chủng ngừa MMR an toàn hơn so với việc mắc bệnh sởi, quai bị hoặc rubella.
Tác dụng phụ từ vacxin MMR từ nhẹ đến nghiêm trọng:
Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Tham vấn y khoa:
Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh
Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!