Ở tuổi dậy thì, chiều cao của trẻ là một trong những vấn đề được cha mẹ và cả bản thân trẻ quan tâm rất nhiều. Đương nhiên, sự phát triển chiều cao giữa bé trai và bé gái luôn có sự khác biệt. Vậy con gái bao nhiêu tuổi thì hết tăng chiều cao?
Trong bài viết sau, Hello Bacsi chỉ giới hạn giải đáp những vấn đề liên quan đến sự tăng trưởng về chiều cao của bé gái, đồng thời giúp bạn có câu trả lời cho câu hỏi được quan tâm khá nhiều đó là con gái bao nhiêu tuổi thì hết tăng chiều cao?
Con gái bao nhiêu tuổi thì hết tăng chiều cao?
Nhìn chung, một đứa trẻ bình thường sẽ có tốc độ phát triển rất nhanh ngay từ giai đoạn còn là trẻ sơ sinh và trong suốt thời thơ ấu. Đến tuổi dậy thì, trẻ tiếp tục tăng trưởng mạnh về chiều cao cho đến khi ngừng dậy thì.
Đối với nữ giới, câu trả lời cho vấn đề “con gái bao nhiêu tuổi thì hết tăng chiều cao?” đó là con gái thường ngừng phát triển và đạt chiều cao trưởng thành vào năm 14 hoặc 15 tuổi. Tuy nhiên, đây chỉ là con số trung bình. Bởi vì việc trẻ hết tăng chiều cao khi nào còn phụ thuộc vào thời điểm trẻ bắt đầu có kinh nguyệt. Trên thực tế, trẻ có thể ngừng cao sau một vài năm kể từ khi có kinh lần đầu.
Kết luận: Con gái bao nhiêu tuổi thì hết tăng chiều cao?
Tốc độ tăng trưởng chiều cao của bé gái ở tuổi dậy
Đối với hầu hết các bé gái, trẻ thường dậy thì trong giai đoạn từ 8 đến 13 tuổi. Đồng thời, sự phát triển vượt bậc về chiều cao của trẻ thường diễn ra từ 10 đến 14 tuổi. Thông qua biểu đồ từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC, Hoa Kỳ), sự tăng trưởng chiều cao của bé gái theo độ tuổi thường diễn ra như sau:
- Khi 10 tuổi, chiều cao trung bình của bé gái đạt khoảng 138 cm (54.3 inch)
- Khi 13 tuổi, chiều cao trung bình của bé gái đạt khoảng 157 cm (61.8 inch)
Sau 13 tuổi, sự tăng trưởng của bé gái có xu hướng chậm lại khoảng 2,54 cm (1 inch) mỗi năm so với trước đó. Cụ thể:
- Khi 14 tuổi, chiều cao trung bình của trẻ đạt khoảng 160.5 cm (63.2 inch)
- Khi 15 tuổi, con gái cao trung bình khoảng 162 – 162.5 cm (63.8 inch đến 64 inch) và có thể ngừng phát triển chiều cao sau đó.
Có thể nói, số liệu từ CDC Hoa Kỳ không chỉ cho biết chiều cao trung bình của bé gái theo độ tuổi mà còn làm rõ hơn cho vấn đề con gái bao nhiêu tuổi thì hết tăng chiều cao? Tuy nhiên, lưu ý rằng số liệu trên chỉ là mức trung bình tại Mỹ nên chỉ có tính chất tham khảo. Việc trẻ có chiều cao khác với mức trung bình là điều phổ biến và hoàn toàn bình thường.
Tốc độ phát triển ở tuổi dậy thì của bé gái và bé trai khác nhau như thế nào?
Như vậy là bạn đã biết được con gái bao nhiêu tuổi thì hết tăng chiều cao. So với bé gái, bé trai thường dậy thì muộn hơn. Cụ thể, con trai thường dậy thì trong độ tuổi từ 10 đến 13. Trong đó, hầu hết bé trai sẽ phát triển vượt trội về chiều cao ở giai đoạn từ 12 đến 15 tuổi.
Điều này có nghĩa là tốc độ tăng trưởng của con trai thường muộn hơn khoảng 2 năm so với con gái. Các bé trai có thể ngừng tăng chiều cao khi 16 tuổi nhưng cơ bắp của trẻ vẫn tiếp tục phát triển.
Các yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao và nguyên nhân bé gái chậm phát triển
Chắc hẳn là bạn không còn thắc mắc con gái bao nhiêu tuổi thì hết tăng chiều cao. Vậy, các yếu tố nào ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao của bé gái?
Về cơ bản, chiều cao khi trưởng thành của một người thường chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ yếu tố di truyền. Điều này đồng nghĩa rằng cha mẹ càng cao thì sinh con càng cao và ngược lại. Tuy nhiên, đây không hẳn là quy luật đúng tuyệt đối.
Trên thực tế, nhiều đứa trẻ vẫn có thể cao ráo dù cha mẹ có chiều cao thấp hơn mức trung bình. Nguyên nhân là vì chiều cao của trẻ cũng có thể chịu ảnh hưởng từ các yếu tố khác như chế độ dinh dưỡng, giấc ngủ, tập luyện và chơi thể thao.
Mặt khác, đối với những trẻ có xu hướng chậm phát triển về chiều cao một cách bất thường thì bạn cần lưu ý đến một số nguyên nhân sau đây:
1. Yếu tố di truyền
Nhiều vấn đề di truyền có thể ảnh hưởng đến chiều cao khi trưởng thành. Chẳng hạn như trẻ mắc hội chứng Down hoặc hội chứng Turner thường có chiều cao thấp hơn mức trung bình hoặc thấp hơn so với các thành viên khác trong gia đình.
2. Các vấn đề liên quan đến hormone
Bên cạnh vấn đề con gái bao nhiêu tuổi thì hết tăng chiều cao, cha mẹ cần hiểu rằng, hormone tuyến giáp có vai trò kiểm soát sự tăng trưởng chiều cao ở tuổi dậy thì. Do đó, một số trẻ có nồng độ hormone này ít hơn bình thường sẽ thấp hơn so với chiều cao trung bình.
3. Bệnh lý kéo dài
Một số bệnh lý nghiêm trọng hoặc kéo dài như ung thư, bệnh celiac, bệnh thận, viêm khớp, hen suyễn… cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng phát triển chiều cao của trẻ. Vì vậy, nếu mắc một trong những bệnh lý kể trên, cha mẹ không nên quá bận tâm vấn đề nữ bao nhiêu tuổi hết cao, vì trẻ có xu hướng chậm phát triển hoặc thấp bé khi trưởng thành.
4. Suy dinh dưỡng hoặc dùng thuốc men
Tình trạng thấp còi cũng là một trong những biểu hiện đặc trưng của suy dinh dưỡng ở trẻ. Bên cạnh đó, việc dùng một số loại thuốc như corticosteroid (prednisone, hydrocortisone) trong thời gian dài cũng có thể làm chậm sự phát triển của trẻ.
Qua những nội dung trên, hy vọng bạn đã có được thông tin hữu ích về vấn đề “con gái bao nhiêu tuổi thì hết tăng chiều cao?”, “tốc độ phát triển của bé gái như thế nào?” và những yếu tố nào có thể tác động đến chiều cao của trẻ? Để giúp con phát triển tối đa, ba mẹ cần đảm bảo trẻ có chế độ ăn hợp lý, dinh dưỡng, ngủ đủ giấc và tập thể dục đều đặn.
Trong trường hợp bạn nhận ra sự tăng trưởng của trẻ đang gặp vấn đề thì cách tốt nhất là nên đưa con đi khám. Một bức ảnh chụp X-quang bàn tay hoặc cổ tay cũng có thể giúp bác sĩ chẩn đoán được trẻ có phát triển bình thường không? Từ đó, bạn sẽ được bác sĩ tư vấn giải pháp chăm sóc sức khỏe nhằm cải thiện chiều cao của trẻ một cách phù hợp, hiệu quả.
[embed-health-tool-bmi]