backup og meta

Chiều dài xương mũi thai nhi 22 tuần bao nhiêu mới chuẩn, không dị tật?

Chiều dài xương mũi thai nhi 22 tuần bao nhiêu mới chuẩn, không dị tật?

Chiều dài xương mũi thai nhi 22 tuần là một trong những chỉ số quan trọng giúp đánh giá thai nhi có đang phát triển bình thường hay không. Tuy nhiên, vẫn có nhiều mẹ bầu chưa hiểu nhiều về chỉ số này. 

Thai 22 tuần tuổi đồng nghĩa với việc bé yêu đã được 5 tháng tuổi. Ở trong giai đoạn này, việc tiến hành siêu âm thai sẽ giúp bạn nhận được các thông tin quan trọng như trọng lượng của thai, sự phát triển của các cơ quan nội tạng, hai nhi có bất thường hình thái không… Một trong những chỉ số nhận được khá nhiều sự quan tâm của mẹ bầu chính là chiều dài xương mũi thai nhi 22 tuần. Vậy chỉ số này có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển của bé? Mời bạn cùng Hello Bacsi tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây!

Vì sao cần đo chiều dài xương mũi thai nhi?

Xương mũi bao gồm hai xương nhỏ nằm ở phần trên mũi. Bộ phận này kết hợp cùng sụn mũi để tạo nên bộ khung định hình cho mũi. Việc phát hiện liệu thai nhi có hoặc không phát triển xương mũi qua hình ảnh siêu âm sẽ giúp bác sĩ đánh giá được nguy cơ bé có mắc hội chứng Down và các bất thường nhiễm sắc thể khác hay không. Tuy nhiên, chỉ số này không đủ để khẳng định bé có thực sự mắc phải tình trạng trên hay không mà cần sự kết hợp của nhiều kết quả kiểm tra khác.

Theo nghiên cứu, xương mũi thai ngắn hoặc thậm chí không có xương mũi (thiểu sản xương mũi hoặc bất sản xương mũi) đều liên quan đến bệnh Down. Do đó, theo các chuyên gia, việc theo dõi, đo lường chiều dài xương mũi thai nhi sẽ được thực hiện liên tục cho đến khi thai được 28-32 tuần tuổi.

Sau khi biết được tầm quan trọng của việc đo xương mũi thai nhi, một số mẹ bầu cũng thắc mắc liệu chiều dài xương mũi thai nhi 22 tuần sẽ rơi vào mức nào. 

Chiều dài xương mũi thai nhi 22 tuần 

chiều dài xương mũi thai nhi 22 tuần

Theo các chuyên gia, chiều dài xương mũi thai nhi từ tuần thai 19 đến tuần thai 22 sẽ lần lượt nằm  trong khoảng từ 4,60 – 5,70mm. Sau đó, chiều dài xương mũi của bé yêu sẽ tăng dần lên 6,00 – 6,65mm từ tuần 23 đến tuần 26 của thai kỳ. 

Chính vì vậy có thể nói, chiều dài xương mũi thai nhi 22 tuần 6mm được coi là bình thường và bé vẫn đang phát triển ổn định. 

Trong trường hợp nhận thấy thai nhi bị bất sản xương mũi hay thiểu sản một phần kèm thêm hình thái bất thường của thai nhi, các bác sĩ thường sẽ chỉ định thực hiện thêm các xét nghiệm sàng lọc trước sinh như Triple test, Double test hay NIPT. Nếu các xét nghiệm này chỉ ra rằng thai nhi có nguy cơ cao, mẹ bầu có thể cần tiến hành chọc ối để chẩn đoán xem thai nhi có mắc hội chứng Down hay không. Việc này giúp các bác sĩ đưa ra biện pháp xử trí kịp thời nhằm bảo vệ sức khỏe của mẹ và bé.

Bảng chỉ số chiều dài xương mũi thai nhi theo tuần 

Chiều dài trung bình của xương mũi tăng theo tuổi thai từ 3.3 – 4.2 mm từ 16 tới 18 tuần, 4.6-5.7 mm từ 19 tới 22 tuần, 6.0-6.65 mm từ 23 tới 26 tuần. Chiều dài xương mũi bình thường (bách phân vị thứ 50) cụ thể như sau:

Tuần tuổi thai Chiều dài xương mũi (MM)
16  3.3
17 3.7
18 4.2
19, 4.6
20 4.9
21 5.3
22 5.7
23 6.0
24 6.4
25 6.6
26 6.65

Các câu hỏi thường gặp về xương mũi thai nhi

chiều dài xương mũi thai nhi 22 tuần

Bên cạnh việc đi tìm lời đáp cho thắc mắc chiều dài xương mũi thai nhi 22 tuần bao nhiêu là chuẩn thì các mẹ bầu còn có nhiều thắc mắc xoay quanh chỉ số này. Hello Bacsi đã tổng hợp lại một số câu hỏi điển hình, cụ thể như sau: 

1. Độ chính xác của xương mũi khi thực hiện siêu âm là bao nhiêu?

Theo các chuyên gia, độ chính xác của phương pháp siêu âm khi thực hiện đo chiều dài xương mũi thai nhi sẽ ở mức 95,5%. 

2. ​​Có thể nhìn thấy xương mũi ở tuần thứ 11 không?

Như đã đề cập ở trên, việc kiểm tra chiều dài xương mũi là một phần quan trọng của các xét nghiệm y tế được thực hiện khi mẹ bầu mang thai 12 tuần. Nguyên do là nếu tiến hành siêu âm quá sớm, kết quả sẽ không rõ ràng cũng như giai đoạn thai 11 tuần vẫn còn nhỏ, chưa phát triển xương hoặc sụn đủ để có thể quan sát thấy trên siêu âm. 

3. Chiều dài xương mũi thai nhi 22 tuần ngắn, bé có phát triển bình thường được hay không?

Điều này sẽ tùy thuộc vào việc siêu âm phát hiện xương mũi của em bé không hiện diện hay chỉ số chiều dài xương mũi đang nằm dưới mức trung bình. Trên thực tế, theo ước tính vẫn có khoảng 1-3% trường hợp thai nhi chào đời nhưng vẫn không có xương mũi.

4. Chiều dài xương mũi thai nhi phụ thuộc vào những yếu tố nào?

Theo các chuyên gia, chỉ số chiều dài xương mũi thai nhi sẽ phụ thuộc vào các yếu tố sau:

  • Tuổi thai 
  • Gene di truyền từ bố lẫn mẹ 
  • Chủng tộc (người châu Á có chiều dài xương mũi ngắn hơn so với người châu Âu)

5. Xương sống mũi thai nhi bao nhiêu là cao?

Để biết được thai nhi có sống mũi cao hay thấp, bạn sẽ cần phụ thuộc vào hình dáng sống mũi, góc và cạnh mũi, tất cả điều chỉ xác định rõ khi bé đã chào đời. Do vậy, việc chỉ số chiều dài xương mũi của thai nhi không thấp hơn nhiều so với tiêu chuẩn thì bạn hãy yên tâm con vẫn phát triển tốt qua từng tuần.

Trên đây là những thông tin mà Hello Bacsi chia sẻ xoay quanh chủ đề chiều dài xương mũi thai nhi 22 tuần. Hello Bacsi hy vọng rằng những thông tin này có thể giúp mẹ bầu biết được liệu thiên thần nhỏ có đang phát triển bình thường hay cần phải chú ý thêm. Đừng quên truy cập Hello Bacsi thường xuyên để cập nhật thêm nhiều bài viết hữu ích liên quan đến thai kỳ lẫn chăm sóc bé yêu ngày một tốt hơn mẹ nhé!

[embed-health-tool-pregnancy-weight-gain]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Reliability of fetal nasal bone length measurement at 11–14 weeks of gestation

https://bmcpregnancychildbirth.biomedcentral.com/articles/10.1186/1471-2393-13-7#:~:text=The%20median%20nasal%20bone%20lengths,12%2C%20and%2013%20weeks%20respectively

Ngày truy cập: 31/7/2024

Mid-second Trimester Measurement of Nasal Bone Length in the Indian Population

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3763052/#:~:text=The%20medians%20were%203.30%E2%80%934.20,from%2023%20to%2026%20weeks.

Ngày truy cập: 31/7/2024

Nasal bone to nasal tip length ratio for describing nasal bone hypoplasia and predicting trisomy 21

https://www.archivesofmedicalscience.com/Nasal-bone-to-nasal-tip-length-ratio-for-describing-nasal-bone-hypoplasia-and-predicting,109116,0,2.html

Ngày truy cập: 31/7/2024

Hypoplastic nasal bone

https://radiopaedia.org/articles/hypoplastic-nasal-bone

Ngày truy cập: 31/7/2024

Độ dài xương mũi thai nhi ở tuổi thai từ 19-26 tuần tại Việt Nam

https://www.radiology.com.vn/bao-cao-khoa-hoc/do-dai-xuong-mui-thai-nhi-o-tuoi-thai-tu-19-26-tuan-tai-viet-nam-n284.html

Ngày truy cập: 31/7/2024

Phiên bản hiện tại

31/07/2024

Tác giả: Trần Lê Phương Uyên

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Văn Thu Uyên

Cập nhật bởi: Đài Trương


Bài viết liên quan

Siêu âm thai 20 tuần - Vì sao mẹ bầu cần thực hiện?

Tất tần tật những điều cần biết về siêu âm thai 3 tháng đầu


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Văn Thu Uyên

Sản - Phụ khoa · Bệnh viện Phụ sản Hà Nội


Tác giả: Trần Lê Phương Uyên · Ngày cập nhật: 31/07/2024

ad iconQuảng cáo
app promote banner

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo