backup og meta

Thai 7 tuần phát triển như thế nào và cơ thể của mẹ bầu thay đổi ra sao?

Thai 7 tuần phát triển như thế nào và cơ thể của mẹ bầu thay đổi ra sao?

Thai nhi 7 tuần tuổi đang phát triển rất nhanh chóng, đặc biệt là sự phát triển của não bộ. Điều này khiến đầu của thai nhi phát triển nhanh hơn so với phần còn lại của cơ thể, dẫn đến việc phôi thai có trán lớn, mắt và tai tiếp tục phát triển.

Để hiểu rõ hơn về sự phát triển của thai 7 tuần, mời bạn tham khảo những thông tin được tổng hợp trong bài viết dưới đây của Hello Bacsi.

Sự phát triển của thai nhi 7 tuần tuổi

1. Thai nhi 7 tuần tuổi có kích thước bao nhiêu?

  • Bây giờ phôi thai đã dài khoảng 1cm (10mm) là chiều dài đầu mông của thai 7 tuần.
  • Theo các chuyên gia sản khoa, thai nhi 7 tuần tuổi có kích thước bằng hạt đậu Hà Lan và đã tăng gấp đôi so với tuần trước.
  • Khi thai nhi nằm trong bụng mẹ, tay chân của em bé hơi co vào thân mình, lưng có thể cong hoặc thẳng, đầu khi cúi khi ngửa. Do đó, việc hình dung thai nhi như một hạt đậu Hà Lan là đang hình dung em bé theo 1 khối co và ngắn lại.

2. Thai nhi đang hình thành dây rốn

  • Ở giai đoạn này, bé đang nỗ lực để thích nghi với cuộc sống bên trong tử cung. Trong tuần 7, dây rốn có chức năng liên kết bé và bạn đã được hình thành. Dây rốn sẽ cung cấp oxy, chất dinh dưỡng và xử lý chất thải của bé.

3. Thai nhi 7 tuần có tim thai nhưng đang phát triển phổi và đường tiêu hoá

4. Thai nhi đã có khuôn mặt hình thành các đường nét rõ ràng

  • Tuần thai này cũng là lúc khuôn mặt bé dần hình thành với các đường nét mắt, mũi, miệng, tai và một số đặc điểm khác trên khuôn mặt.
  • Tay, chân cũng sẽ phát triển vào cuối tuần 7  trông chúng hệt như những mái chèo nhỏ.

Sự phát triển của thai nhi tuần 7

  • Hình dáng: Thai nhi tự như hạt đầu Hà Lan.
  • Kích thước: Chiều dài từ đầu đến mông là 1cm (10mm).
  • Dây rốn: Thai nhi tuần này đã hình thành dây rốn
  • Có tim thai nhưng đang hình thành phổi và đường tiêu hoá: Thai nhi 7 tuần tuổi đã có tim thai nhưng phổi và đường tiêu hoá đang hình thành.
  • Thai nhi đã có khuôn mặt rõ ràng: Em bé đã hình thành khuôn mặt rõ với các đường nét mắt, mũi, miệng, tai,…

Sự thay đổi trên cơ thể của mẹ khi mang thai 7 tuần

1. Hình thành nút nhầy ở cổ tử cung

  • Khi bạn mang thai sẽ làm cổ tử cung thay đổi khá nhiều. Trong giai đoạn thai kỳ 7 tuần, nút nhầy ở cổ tử cung hình thành có nhiệm vụ bảo vệ tử cung và thai nhi bằng cách đóng tử cung lại.
  • Nút nhầy này sẽ tồn tại trong suốt thai kỳ và chỉ bong khi cổ tử cung giãn nở để chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ sinh con.

2. Mẹ bầu 7 tuần bụng to chưa? 

  • Lúc này, thai nhi mới chỉ bằng hạt đậu Hà Lan, tử cung chưa mở rộng nên bụng bầu 7 tuần vẫn còn nằm gọn trong khung xương chậu và vẫn chưa nhô lên.
  • Nếu đã từng mang thai, bạn có thể cảm nhận thấy bụng có thể to hơn so với bình thường và các triệu chứng mang thai cũng sẽ xuất hiện sớm hơn. Nguyên nhân là do từng mang thai nên tử cung cũng sẽ có thể mở rộng nhanh và dễ hơn.
  • Tuy vậy, việc tử cung trở nên lớn hơn trong khoảng thời gian ngắn có thể khiến các triệu chứng đau lưng xuất hiện sớm hơn so với lần mang thai trước đó.

Sự thay đổi trên cơ thể mẹ bầu

  • Nút nhầy ở cổ tử cung hình thành: Nút nhầy có nhiệm vụ bảo vệ tử cung và thai nhi bằng cách đóng tử cung lại.
  • Bụng mẹ bầu vẫn chưa to nếu mang thai lần đầu hoặc hơi nhô ra nếu đã từng mang thai: Nếu là lần mang thai đầu thì bụng của bạn vẫn chưa có sự thay đổi rõ rệt. Tuy nhiên nếu đã từng mang thai thì bụng bầu có thể to hơn do tử cung mở rộng dễ hơn.

Lời khuyên của bác sĩ về thai kỳ 7 tuần

thai 7 tuần

Mang thai 7 tuần nên làm gì hay bầu 7 tuần cần làm gì? Để đảm bảo thai kỳ phát triển khỏe mạnh, mẹ bầu nên:

1. Cân nhắc thông báo về việc mang thai

  • Nếu chưa thông báo tin vui cho người thân trong gia đình thì đây là thời điểm lý tưởng để bạn làm việc này. Bên cạnh đó, trong thời điểm nhạy cảm này, bạn và người thân cũng cần lên kế hoạch cho việc chăm sóc sức khỏe thai kỳ thật chu đáo.

2. Đi khám thai

Khi đi khám thai ở giai đoạn thai nhi 7 tuần, mẹ bầu sẽ được kiểm tra gồm:

  • Kiểm tra cân nặng, huyết áp, đo vòng bụng, siêu âm kiểm tra vị trí của thai nhi, đo nhịp tim thai…
  • Bác sĩ có thể đề nghị bạn thực hiện các xét nghiệm cần thiết khác như xét nghiệm máu, nước tiểu… Điều này giúp các bác sĩ đánh giá được nguy cơ có thể xảy ra các biến chứng (nếu có) và kịp thời can thiệp để đảm bảo sự phát triển của thai nhi.
  • Bác sĩ cũng có thể kê đơn cho bạn dùng vitamin cho bà bầu để ngăn ngừa nguy cơ thiếu hụt dưỡng chất khi mang thai.

3. Thai 7 tuần tuổi nên ăn gì?

Bà bầu 7 tuần nên ăn gì hay mới mang thai nên ăn gì? Theo các chuyên gia sản phụ khoa, ở giai đoạn mới mang thai các mẹ bầu nên:

  • Ăn nhiều thực phẩm giàu chất sắt như thịt bò, thịt nạc, các loại hạt, rau có lá màu xanh đậm, củ dền… để bổ sung sắt cho cả mẹ và bé.
  • Bổ sung vitamin cho và bầu, nhất là axit folic để thai phát triển trí não tối ưu, ngăn ngừa dị tật ống thần kinh.
  • Nếu bị ốm nghén, bạn hãy chia khẩu phần ăn thành nhiều bữa, hạn chế ăn những món có mùi tanh, nồng hay thức ăn cay, béo vì sẽ khiến bạn dễ bị buồn nôn. Ngoài ra, mẹ bầu cũng cần chú ý là chỉ nên ăn thực phẩm đã nấu chín, tránh thức ăn tái sống, thức ăn chế biến sẵn, thức ăn đường phố.
  • Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để tránh bị táo bón khi mang thai.
  • Ăn những thực phẩm nấu chín, hợp vệ sinh.

Ghi nhớ lời khuyên từ bác sĩ

  • Thông báo về tin mang thai: Bạn có thể thông báo cho người thân về tin vui này nhưng cũng cần lên kế hoạch chăm sóc thai kỳ.
  • Đi khám thai: Bác sĩ sẽ thực hiện kiểm tra cân nặng, huyết áp, đo vòng bụng, siêu âm kiểm tra vị trí của thai nhi, đo nhịp tim thai, làm một số xét nghiệm cần thiết khác,…
  • Chế độ dinh dưỡng thai kỳ: Bạn nên ăn nhiều thực phẩm bổ sung chất sắt, vitamin, axit folic,… Nếu bị ốm nghén thì bạn cần chia nhỏ bữa ăn, hạn chế ăn thức ăn có mùi tanh, nồng, vị cay nóng. Và bạn cần đảm bảo uống đủ 2 lít nước mỗi ngày.

Những lưu ý trong việc đảm bảo sức khỏe của mẹ và thai nhi ở tuần 7

thai 7 tuần

  • Đảm bảo vận động đầy đủ: Bạn nên duy trì việc vận động thể chất với cường độ nhẹ nhàng, tránh các bài tập nặng hay vận động với cường độ cao. Bạn có thể chọn những môn thể thao nhẹ nhàng như đi bộ, bơi, tập yoga,…
  • Tránh ngồi một chỗ quá lâu và sử dụng máy tính nhiều: Bạn nên dành một khoảng thời gian đứng dậy đi lại, ra ngoài hít thở để máu được lưu thông. Bởi việc ngồi một chỗ làm với máy tính cả ngày khi đang có thai ở tuần 7 sẽ không tốt cho quá trình tuần hoàn máu.
  • Từ bỏ những thói quen xấu: Bạn không nên thức khuya vì có thể ngủ không đủ giấc làm tăng nguy cơ dẫn đến huyết áp cao, tiền sản giật hoặc bị tiểu đường thai kỳ. Bạn cũng cần tránh sử dụng rượu bia và thuốc lá trong thai kỳ vì có gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, bị ngộ độc rượu, làm tăng nguy cơ sinh non, thai dị tật bẩm sinh, sảy thai, thai chết lưu, trẻ sinh ra nhẹ cân…

Những câu hỏi liên quan đến thai kỳ tuần thứ 7

1. Thai 7 tuần mẹ có cảm nhận được tim thai không?

Thông thường, thai nhi được khoảng từ 5.5 – 6 tuần thì có thể cảm nhận được tim thai khi siêu âm. Do đó, khi thai nhi được 7 tuần bạn đã có thể nghe được tim thai rồi.

2. Nhịp tim thai 7 tuần biết trai hay gái chưa?

Nhịp tim của thai nhi có thể nghe được từ tuần thứ 6 của thai kỳ. Trong thời gian đầu, nhịp tim thai nhi bắt đầu chậm từ 90 đến 110 nhịp/phút và tăng dần mỗi ngày. Sau đó nhịp tim của thai nhi sẽ đạt đỉnh điểm vào khoảng tuần thứ 9 từ 140 đến 170 nhịp/phút đối với cả bé trai và bé gái. Do đó, nếu bạn nhận biết giới tính của thai nhi qua nhịp tim thì có thể không chính xác đâu nhé.

3. Hình ảnh siêu âm thai 7 tuần tuổi như thế nào?

Thai nhi 7 tuần tuổi có kích thước bằng hạt đậu Hà Lan và đã tăng gấp đôi so với tuần thứ 6 thai kỳ, có chiều dài khoảng 1 cm. Trong bụng mẹ, tay chân của thai nhi hơi co vào thân mình, lưng có thể cong hoặc thẳng và đầu có khi cúi khi ngửa.

4. Dấu hiệu thai 7 tuần khỏe mạnh

Dấu hiệu thai 7 tuần khoẻ mạnh gồm:

  • Mẹ bầu vẫn bị ốm nghén
  • Thai nhi có kích thước 1cm
  • Thai nhi hình thành dây rốn và có tim thai khi siêu âm
  • Hệ tiêu hoá và phổi của thai nhi vẫn đang tiếp tục phát triển

5. Thai 7 tuần đã bám chắc chưa?

Theo thống kê, có khoảng 80% các thai phụ bị sảy thai trong tam cá nguyệt đầu tiên trước tuần thứ 12 của thai kỳ. Với trường hợp sảy thai trong tam cá nguyệt thứ hai (từ tuần thứ 13 đến tuần thứ 19) chiếm khoảng 1-5%. Do đó, trong khai nhi 7 tuần tuổi vẫn chưa bám chắc vào tử cung và vẫn có nguy cơ bị sảy thai cao.

6. Mang thai 7 tuần bị đau bụng lâm râm có sao không?

Bạn bị đau bụng lâm râm khi mang thai 7 tuần tuổi có thể do nhiều nguyên nhân khác như:

Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn hiểu hơn về thai 7 tuần phát triển như thế nào, từ đó có kế hoạch chăm sóc thai kỳ tốt hơn.

Bài viết được tham vấn y khoa bởi Bệnh viện Quốc tế Dolife. Hoạt động từ năm 2019, bệnh viện theo mô hình khách sạn 5 sao, trang thiết bị y tế chuẩn quốc tế, đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành trong và ngoài nước,… mang đến sự hài lòng cho khách hàng trong quá trình thăm khám, chẩn đoán và điều trị.

[embed-health-tool-due-date]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

1. Week-by-week guide to pregnancy

https://www.nhs.uk/start4life/pregnancy/week-by-week/1st-trimester/week-7/

Ngày truy cập: 28/11/2022

2. Pregnancy week 7

https://www.nct.org.uk/pregnancy/your-pregnancy-week-week/first-trimester/pregnancy-week-7

Ngày truy cập: 28/11/2022

3. You and your baby at 7 weeks pregnant

https://www.nhs.uk/pregnancy/week-by-week/1-to-12/7-weeks/

Ngày truy cập 01/12/2015

4. 7 weeks pregnant – all you need to know

https://www.tommys.org/pregnancy-information/im-pregnant/pregnancy-week-by-week/7-weeks-pregnant-whats-happening

Ngày truy cập 01/12/2015

5. Pregnancy calendar – Week 7

http://kidshealth.org/parent/pregnancy_center/pregnancy_calendar/week7.html#cat20733

Ngày truy cập 01/12/2015

6. Mothers’ sleep, late in pregnancy, affects offspring’s weight gain as adults

https://www.uchicagomedicine.org/forefront/news/mothers-sleep-late-in-pregnancy-affects-offsprings-weight-gain-as-adults

Ngày truy cập 05/10/2023

7. Miscarriage

https://www.marchofdimes.org/find-support/topics/miscarriage-loss-grief/miscarriage

Ngày truy cập 10/09/2024

8. Stomach pain in pregnancy

https://www.nhs.uk/pregnancy/related-conditions/common-symptoms/stomach-pain/

Ngày truy cập 10/09/2024

9. Pregnancy Cramps

Pregnancy Cramps

Ngày truy cập 10/09/2024

Phiên bản hiện tại

10/10/2024

Tác giả: Lan Quan

Tham vấn y khoa: Bệnh viện Quốc tế Dolife

Cập nhật bởi: Nguyễn Thụy Ngọc Quỳnh


Bài viết liên quan

Thai nhi 10 tuần tuổi phát triển thế nào và đã bám chắc vào tử cung chưa?

Thai nhi 9 tuần phát triển như thế nào? Mẹ mang thai 9 tuần cần lưu ý gì?


Tham vấn y khoa:

Bệnh viện Quốc tế Dolife

Đa khoa · Bệnh viện Quốc tế Dolife


Tác giả: Lan Quan · Ngày cập nhật: 10/10/2024

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo