Ở tuần 24, nhịp tim của thai nhi ở khoảng 140 nhịp mỗi phút. Vào cuối tuần 25, các mao quản (mạch máu nhỏ nhất) đang dần hình thành và máu cũng đã vận chuyển đầy đủ tới các mao mạch này. Các mao quản vận chuyển lượng oxy trong máu qua các động mạch của tim tới các mô trong cơ thể của thai nhi và sau đó, lượng máu bị khử oxy được đưa trở về phổi. Hoạt động này làm cho các mạch máu nhỏ bé trở thành trung tâm của hệ tuần hoàn.
Hệ thống tuần hoàn thay đổi khi bé yêu chào đời
Hệ tuần hoàn máu của thai sẽ tiếp tục phát triển để chuẩn bị sẵn sàng cho việc chào đời khoảng tuần thứ 40. Tuy hệ tuần hoàn của thai nhi phát triển nhanh chóng trong suốt thai kỳ nhưng lại thực hiện một chức năng khá khác biệt khi bé sinh ra.
Hãy nhớ rằng, trước khi được sinh ra, phổi của thai nhi vẫn chưa hoạt động. Nguyên nhân là vì thai không hít thở bằng phổi khi còn trong tử cung mà dây rốn và nhau thai kết nối với mẹ sẽ đảm nhiệm các chức năng đó. Khoảnh khắc lọt lòng chính là lúc nhịp thở đầu tiên của bé chính thức bắt đầu.
Hệ tuần hoàn dựa vào dây rốn để cung cấp cho thai nhi lượng máu giàu oxy và giàu chất dinh dưỡng, vận chuyển những gì bé cần từ bạn và sau đó loại bỏ lượng máu không oxy hóa và chất thải trở lại nhờ vào các động mạch và tĩnh mạch rốn.
Một điểm khác biệt nữa là tim thai có 2 ống shunt để không dẫn máu vào phổi (vì chúng không cần thiết trong tử cung). Thai nhi có động mạch phổi (từ tim đến phổi) và động mạch chủ (từ tim đến cơ thể), được nối với một mạch máu khác gọi là ống dẫn động mạch. Điều này cũng giúp giải phóng máu khỏi phổi trong tử cung. Cuối cùng, bé có lỗ hở bầu dục (chỉ mở ra trong tử cung, thường có giữa các buồng phía trên bên trái của tim (tâm nhĩ), một lần nữa loại bỏ máu ra khỏi phổi.
Tuy nhiên, khi bé chào đời, tất cả những sự khác biệt trong bào thai trên sẽ biến mất hoàn toàn. Khi cắt dây rốn, phổi của bé sẽ dẫn không khí vào và hệ thống tuần hoàn sẽ tạm ngưng. Ống shunt bắt đầu đóng lại và tất cả các hệ thống đều hoạt động cho sự tồn tại của bé.
Quá trình từ khi bé hình thành trong bụng mẹ cho đến lúc chào đời trải qua rất nhiều giai đoạn. Mẹ hãy luôn theo dõi sức khỏe trong khi mang thai theo đúng chỉ định từ bác sĩ để kịp thời ngăn ngừa những bệnh tật mà bé có thể mắc phải. Đồng thời mẹ cũng nên trang bị cho mình thêm những thói quen sống lành mạnh để giúp con yêu khỏe mạnh khi chào đời nhé.